Po Rome được biết đến là vị vua độc lập cuối cùng của Champa từ sau thế kỷ XVII. Là vị vua thứ 2 trong lịch sử Champa có cuộc hôn nhân với công chúa Đại Việt, sau cuộc hôn nhân của vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) và Huyền Trân Công Chúa diễn ra vào năm 1305.
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Tổng hợp chùm tour Ninh Thuận GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
Với người Chăm, Po Rome là vị vua có nhiều chiến công hiển hách, là người đứng lên giữ nền độc lập Champa trước khi sáp nhập vào Đại Việt. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân Chăm đã xây dựng một đền tháp mang tên ông để thờ phụng vào hàng vào các dịp lễ quan trọng.
Và để hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này. Khám phá Ninh Thuận mời bạn cùng tìm hiểu qua những ghi chép trong quyển “Lược sử dân tộc Chàm” của hai tác Bohamide & Dorohiem dưới đây.
Những ghi chép về Pô Rome trong Biên niên sử Hoàng gia Chàm
Theo biên niên sử Hoàng Gia Chàm, Pô Rome là rể của Pô Mưh Taha, người đã dựng một thành lũy trên bờ Krong La, tại một địa điểm một đường cái quan cắt ngang con sông gọi là Cha-nah Klâu. Ngoài ra, Pô Rome còn cho đào một con kênh dẫn thủy từ con sông này, gần chỗ gọi là Tăk-Krêk tức chặt cây Krêk hiện không còn dấu vết gì nữa cả.
Đối với hậu thế Chàm, Po Rôme là người cuối cùng đã bảo vệ nền độc lập quốc gia Chàm và đã chết trong cảnh giam cầm. Với những chiến công hiển hách được tô thêm nhiều chi tiết huyền thoại, Po Rome đã được người dân Chàm thần linh hóa và được đưa lên ngang hàng với Pô Klong Garai vậy.
Có bản văn Chàm chép tay có viết: “Pô Rome nguyên tên là Ja pot, sanh năm Rắn tại Klây Kaok ở Ka-Rik”, tức Phan Rí. Một cận thần của Pô Rome là “Ja Themeng Kei” sinh năm con Gà, sau đó cũng thành một thần linh quan trọng tên Pô Ri-yak tức “Thần sóng biển”, có đền thờ tại xã Dinh Hải, quận Thanh Hải (Ninh Thuận).
Câu chuyện truyền khẩu về xuất thân của vua Pô Rome
Theo ghi chép của nhà nghiên cứu E.Aymonei ghi trong cuốn “Lược sử Dân tộc Chàm” của Bohamide & Dorohiem, một vị Pô Thea hữu trách Tháp Pô Rome có kể cho E.Aymonei câu chuyện như sau:
“Cha mẹ của Pô Rome vốn thuộc khá giả. Đang còn con gái không đi lại với người đàn ông nào cả, Bà lại mang thai nên đã bị mẹ tưởng lầm là hư thân mất nết và đuổi đi. Không nơi nương tựa, Bà đã phải đi lượm từng hạt lúa để đỡ đói. Trong tình hình cơ cực và đơn độc đó, Bà đã hạ sinh Pô Rome dưới tàng cây và đã có một con Rồng đã làm mất tất cả dấu vết của cuộc sinh nở này.
Thấy vậy, dân chúng lân cận đa đến đốt lửa lên và dựng lều sơ sài để che mưa nắng cho Bà. Địa điểm này sau đó được gọi là Yang-Thok (Thần Nhao), thuộc vùng Pa-Rik. Bà đã nuôi dưỡng con bà ở làng Ra-zoh.
Đến tuổi thành niên, Pô Rome đã bị các bạn trẻ đồng lứa ngạo là con hoang, nên đã chạy về hỏi mẹ, xem cha mình là ai. Nghe mẹ trả lời là mình không có cha, Pô Rome xấu hổ quyết bỏ làng cũ để sang ngụ tại Hamu brâu, ở Ka-rang (thuộc làng Lạc Tự), nhưng tại đây cũng lại bị chế nhạo, nên phải theo mẹ sang ngụ ở làng Boh Mơ-thuh, xứ Pan-Rang làm mục đồng cho Vua Mưh Ta-ha.
Po Rome bắn rất tài, nên thường săn bắn được rất nhiều chim cu, công và gà rừng. Một ngày kia, sau một hồi săn bắn chẳng được gì, Pô Rome mệt mỏi và đã nằm lại ăn trầu, lưng dựa trên một thân cây to ngã gốc. Chợt cuối xuống nhổ bã trầu Pô Rome nhận ra hai con mắt đỏ trên thân cây. Thì ra, đó là con Rồng! Do đó, ngọn núi nơi xảy ra việc trên, sau khi được Chơk-Bông Ma-ta (núi đỏ mắt) nằm về phía Tây Phan Rang.
Ở nhà chờ lâu không thấy Pô Rome dẫn trâu về, các gia nhân của Vua mới chia nhau đi tìm và đã gặp bày Trâu lùa về. Còn Pô Rome thì mãi lâu sau mới gặp được và nơi đó được người ra gọi là Ka-plah păp (con đường gặp gỡ).
Vua Mưh ta-ha truyền ngôi cho Pô Rome & và câu chuyện về cuộc hôn lịch sử với công nữ Ngọc Khoa
Pô Rome đã trưởng thành, khi Vua Mưh ta-ha có ý định từ ngôi. Có một hôm, thình lình nghe tiếng Pô Rome đuổi chó ở dưới nhà bếp, vị Trưởng Chiêm tinh gia Hoàng tộc đã kêu lên: “Tiếng nói của Vua Champa tương lai đó”. Sau khi cho mời Po Rome đến, vị này đã xem xét dung nhan Pô Rome và đã tâu Vua nên nuôi dưỡng Pô Rome kỹ lưỡng.
Vua Mưh Ta-ha đã làm theo lời tâu này và đã gả con gái là Bia Tha Thanh-Chih cho Pô Rome rồi cho kế vị mình ở ngôi Vua Chàm. Nhưng vì Bia Thanh-Chih bị hiếm muộn, Pô Rome đã cho người sang tận Lào tìm thuốc thang để có một đứa con nới ngôi nhưng vô hiệu. Do đó, Pô Rome đã cưới một người con gái gốc Ra-đê, tên là Bia Thanh-Chanh.
Với Bia Thanh-Chanh, Pô Rome có được một đứa con gái sau đó gả cho ông Hoàng Phik Chơk và chính Phik đã liên kết với bia Yôun và cho triều đình Huế rõ được điềm trong tâm tánh của Pô Rome: “Sự yếu đuối trước sắc đẹp của mỹ nhân”. Vua Yuôn đã cho một Công Chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm.
Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang này đến tai Pô Rome, nên Pô Rome đã cho dời đến và khi vừa mới thấy mặt thì đã phải lòng ngay. Người Chàm gọi vị Công Chúa Yuôn này là Bia Ut hay Nữ Hoàng Ut cũng thế.
Sự tích cây Krêk – Loài cây được quý như rường cột của Vương Quốc Champa
Sau 3 tháng sống trong Hoàng Cung Chàm, Bia Ut theo kế hoạch vạch sẵn, đã giả đau nặng, bằng cách đặt bánh phồng dưới lớp chiếu trên giường để gây tiếng động tựa hồ như gãy xương cốt, mỗi khi trở mình.
Bối rối nỗi đau đớn của người đẹp, Po Rome đã cho mời các bà đồng đến hỏi thăm căn bệnh nhưng các bà đồng này, vốn đã được tên phản nghịch Phik Chơk xúi bảo, nên đã tâu trình căn bệnh là do cây Krêk, cơ sở bảo tồn vương quốc. Nhà Vua liền cho đòi các thầy thiên văn đến hỏi ý kiến xem có thể chặt bỏ cây Krêk được không. Các vị này đều đồng loạt tâu: “Vương quốc sẽ sụp đổ”.
Nhưng vì quá đam mê, nhà Vua không chịu nghe lời can gián trên và đã hạ lệnh chặt bỏ cây krêk thiêng. Trong 3 ngày liền, cây krêk vẫn đứng nguyên, mỗi nhát búa chặt vào thân cây, tức thì được liền trở lại như cũ. Được tấu trình sự việc trên, nhà Vua nổi giận đã đích thân đến tại chỗ, vác búa đốn cây Krêk.
Ba nhát búa của nhà Vua đã làm cho cây Krêk rên rỉ và ngã gục xuống, máu từ thân cây chảy ra có vòi như người ta vậy. Ngay khi đó, thì cũng vừa có tin báo một đạo quân Yuôn (ý chỉ quân đội nhà Nguyễn) nương theo đường biển, tiến đánh Champa.
Nhà Vua ra lệnh cho 2 viên Tướng Tiên phong (ha-lau-ba-lang) là Sha Bin và Pa-lak Bin đừng động tịnh chi cả, để cho nhà Vua tự xuất thân kháng cự. Tuy nhiên, hai tướng trên bết tuân lệnh Vua và đã dàn quân phản công địch quân, giết được rất nhiều người, đầu chất thành ngọn tháp cao như những ngọn núi.
Pô Rome lại xác nhận lệnh truyền, nhưng 2 tướng vẫn không nghe, cứ tiếp tục chiến đấu. Pô Rome phải phái nhiều lãnh chúa khác đến nơi hạ lệnh ngừng đánh, nếu bất tuân chém đầu ngay. Sha Bin và Pa-lak Bin đành tuân lệnh trở về trào, xin hoàn trả lại Vua áo mão cùng các tước phẩm, rồi đi ẩn trên núi.
Trong khi đó, địch vẫn tiếp tục ồ ạt tiến quân vào đất Chàm. Pô Rome sau cùng đã xuất quân phản công chiếm giết rất nhiều quân địch, đầu chất thành những ngọn núi. Địch chịu không nổi, phải rút quân và nhà Vua còn rượt theo chiếm giết một số nữa.
Khi vua trở về trào, các Thầy chiêm tinh đã khuyên Vua nên đuổi nàng Công Chúa Yuôn ra khỏi Hoàng Cung thì nước nhà mới yên ổn, nhưng Pô Rome cho đó là lời sàm tấu nên nhất quyết không nghe. Địch quân trở lại xâm nhiễu vài lẫn nữa nhưng đều bị Pô Rome đánh bại cả và cứ mỗi lần như như vậy, các Thầy chiêm tinh đều đứng ra khuyên Vua như trên.
Trước sự việc đó, các thần phù trợ Vương Quốc lấy làm bất bình nhà Vua, nên đã cùng nhau rời bỏ Vương Quốc. Một lần sau cùng, giặc xua quân đánh chiếm Champa và đã chiến thắng. Pô Rome bị bắt giải về kinh đô Huế trong một cái chuồng bằng sắt.
Một người con gái của Po Rome là Pô Mul (vợ của Phik ti-rai đa pa-guh) đứng ra đốc thúc quân lính Chàm rượt theo kịp đoàn tù xa và cùng Yuôn thương lượng. Quân Yuôn đã giết chết Pô Rome và trả thi hài cho Pô Mul đem về làm lễ hỏa táng theo tập tục.
Vị Công Chúa Ra-đê tức Hoàng Hậu Bia Thanh Chanh đã tự nhảy vào giàn hỏa theo chồng về bên kia thế giới. Để nêu gương tiết liệt trung trinh kể trên, người đã xây một bức tượng thờ Bia Thanh Chanh ngay trong tháp Pô Rome Phan Rang. Còn tượng Bia Thanh Chih đã được được đặt bên ngoài tháp. Còn Bia Ut, người đẹp gây nên cái chết của Pô Rome đã bị hành quyết sau đó, theo lệnh của Pô Mul và các lãnh chúa.
Nhơn câu chuyện Pô Rome kể trên, người ta được biết cây Krêk theo tin tưởng của người dân Chàm, là rường cột Vương Quốc Champa. Cây Krêk tức là cây lim xanh, thuộc loại danh mộc, gỗ rất cứng và mủ màu đỏ như máu.
Tại Phan Rang, cây Krêk khá nhiều nhiều, nhưng có một địa điểm ở thôn Hậu Sanh, xã Đại Phước, quận An Phước (Ninh Thuận), còn dấu vết của Thành lũy (b’yủh) Chàm ngày xưa, có một cây Krêk có dấu đốn đã lâu năm và người Chàm tin rằng đó là cây Krêk đã bị đốn trong lịch sử.
Nguồn: “Lược sử Dân tộc Chàm”, Bohamide & Dorohiem.