Khamphaninhthuan.com – Nhắc đến Huyền Trân công chúa hay công nữ Ngọc Khoa là người ta nghĩ ngay đến hai cuộc hôn nhân với hai vị vua nổi tiếng của Champa. Hai cuộc hôn nhân ban đầu đều thắm tình hữu nghị nhưng về sau lại là một sự bi thương, tàn khốc. Trong đó, cuộc hôn nhân của vua Chăm Po Rome và công nữ Ngọc Khoa thế kỷ XVII là cuộc hôn nhân gây nhiều chấn động nhất. Đặc biệt đây là cuộc hôn nhân gắn liền với vận mệnh Champa và một huyền thoại nổi tiếng về cây Krek.

Đôi nét về vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa

Vua Champa Po Rome hay công nữ Ngọc Khoa của Đại Việt là hai cái tên đã được nhắc quá nhiều trong những sử liệu phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII. Hai cái tên không chỉ là huyền thoại, giai thoại, sự kiện mà còn là vấn đề nghiên cứu, tranh luận của giới khoa học. Hai cái tên mà đối với nhân dân Champa và Đại Việt đều có những công lao đóng góp để bản hùng ca dân tộc thêm phần sáng chói. Hai cái tên mà chắc chắn ngàn đời sau sẽ được hậu thế nêu danh qua trang vàng lịch sử của dân tộc.

Vua Po Rome

Po Rome hay Po Romê là vua của Champa, ông tên thật là Ja Ka Thaut, người gốc Churu, biệt danh Chei – sit, sinh ở làng Tường Loan (Palei Pa – Aut), nay là xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cho đến nay, chưa tài liệu nào ghi rõ Po Rome sinh vào ngày tháng, năm nào. Chỉ biết rằng, Po Rome làm vua trong gần 20 năm và mất trong một cuộc chiến với Đại Việt trong khoảng thời gian 1651 – 1653.

Theo các nhà sử học, vua Po Rome cai trị Champa vào khoảng thời gian 1627 – 1651, đóng đô tại Parang – Panduranga. Người truyền ngôi cho Po Rome là vua Chăm Islam Po Mưh Taha khi Po Rome còn là một chàng trai tài năng kiệt xuất, sau là phò mà của công chúa Po Bia Thơn Chơn (hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih sau này).

Tượng bán thân vua Po Rome - vị vua độc lập cuối cùng của Champa
Tượng bán thân vua Po Rome – vị vua độc lập cuối cùng của Champa

So với các vị vua Champa trên các tiểu quốc từ Inrapura đến vùng Panduranga, Po Rome là người nổi tiếng với những cuộc hôn nhân đặc biệt. Ông có ba người vợ thuộc ba dòng dõi khác nhau. Cụ thể, người vợ đầu là hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih; người vợ thứ hai là thứ hậu Bia Than Can (người gốc Êđê); người vợ thứ ba là Bia Ut Yuôn hay còn gọi là công nữ Ngọc Khoa (quận chúa – con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, Đại Việt). Trong ba người vợ này, người vợ thứ ba Bia Ut Yuôn là người tạo nên nhiều chú ý nhất khi nhân dân Chăm cho rằng; chính Bia Ut Yuôn là người mê muội Po Rome dẫn đến việc Champa bị Đại Việt thôn tính và bình định.

Bên cạnh cuộc đời là những dấu vết gắn với những cuộc hôn nhân đặc biệt trong vương tôn, gia phả. Po Rome còn được lịch sử ghi nhận là người rất chú trọng trong việc phát triển kinh tế, quân sự và ngoại giao. Không những vậy, trong suốt khoảng thời gian trị vị của mình, Po Rome đã dung hợp 2 tôn giáo Bà La Môn và Hồi Giáo để hình thành nên tập tục Chăm Avar Ahier thắt chặt tình đoàn kết như hiện nay. Quan trọng hơn là người chủ trương trong việc đòi lại những vùng đất đã bị Đại Việt chiếm đóng.

Xem thêm: Tháp Po Rome – Bản Sao Không Hoàn Hảo Của Đền Tháp Po Klaong Garai

Công nữ Ngọc Khoa

Công nữ Ngọc Khoa tên đầy đủ là Nguyễn Phước Ngọc Khoa, là em ruột cùng mẹ với công nữ Ngọc Vạn và là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Cũng như Ngọc Vạn, không một tài liệu nào ghi chép công nữ Ngọc Khoa sinh vào tháng mấy, năm nào. Hơn nữa là sử liệu của Đại Việt không viết nhiều về bà mà chỉ có những truyền thuyết và sử Chăm đề cập.

Một điều đáng quan tâm về công nữ Ngọc Khoa của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên này chính là nhan sắc tuyệt trần. Nhan sắc của Ngọc Khoa đẹp đến nổi mà chỉ một lần chúa Sãi cho Ngọc Khoa theo đoàn thương buôn vào Chiêm Thành mua bán hàng hóa, Po Rome vừa nhìn thấy đã mê mẩn, bần thần, từ đó chỉ còn mơ tưởng mau chóng gặp lại và sở hữu nhan sắc tuyệt trần kia. Điều này được hai tác giả Dohamide và Doroheim ghi trong tác phẩm “Lược sử dân tộc Chăm”.

Công nữ Ngọc Khoa
Công nữ Ngọc Khoa

Biết được vua Po Rome bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của con gái mình. Chúa Sãi Nguyên Phúc Nguyên, đã quyết định gả Ngọc Khoa cho Po Rome để hòa hoãn với Champa. Quan trọng hơn là tránh mối nguy bị Champa đánh úp sau lưng, đặc biệt là thực hiện những mưu đồ sau này.

Thế là trong vòng 10 năm, để hòa hoãn với Chân Lạp và Champa với mục đích ổn định phát triển kinh tế, chấn chỉnh binh ngũ. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gả hai người con gái cưng của mình đến hai nước Chân Lạp và Champa. Cụ thể, Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp Chey Cheeta II năm 1620 còn Ngọc Khoa thì được gã cho vua Cham Po Rome vào năm 1631 (theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả). Tuy nhiên, trong hai cuộc hôn nhân này, cuộc hôn nhân năm 1631 của vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa được xem là cuộc hôn nhân lịch sử của Champa và Đại Việt.

Cuộc hôn nhân lịch lịch sử của vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa

Như đã đề cập từ trên, vì vấn đề chính trị trong việc hòa hoãn với nước Chân Lạp và Champa nên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gả đi hai người con gái. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân năm 1631 (năm Tân Mùi) của Ngọc Khoa và Po Rome là cuộc hôn nhân mang tính lịch sử của dân tộc. Cuộc hôn nhân này đã tạo một bước đà đề các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, trong đó cá cả Chân Lạp.

Trước khi nói về cuộc hôn nhân lịch sử, xin nhắc lại một điều rằng trước khi cưới công nữ Ngọc Khoa của Đại Việt, vua Po Rome đã nên duyên cùng với hai người vợ là Bia Than Cih (Chăm Islam) và Bia Than Can (gốc Êđê). Hai người vợ này cũng đẹp không thua kém gì công nữ Ngọc Khoa, nhưng vì choáng váng trước vẻ đẹp của Ngọc Khoa và cũng một phần vì lí do chính trị nên vua Po Rome mới quyết định chấp nhận cuộc hôn nhân của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Câu chuyện hôn sự giữa vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa không chỉ dừng lại ở những điều bình thường về mối bàn giao hai nước. Mà điều này được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nhìn thấy ở vua Po Rome ở một điều; đó là Po Rome là người rất giỏi thao lược, chú trọng mở rộng kinh tế, đặc biệt là ngoại giao rất tốt với các nước mạnh như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia … Điều này đã dẫn đến sự lo ngại khi Champa mạnh lên sẽ làm cho Đại Việt phải khốn đốn trong việc giữ yên bờ cõi.

Không những vậy, dù trước đó chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gả con gái thứ hai là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Cheeta II năm 1620. Thế nhưng, Chân Lạp thời bấy giờ cũng là một nước đang bị Xiêm La nhòm ngó, quấy phá; Vì thế việc hòa hoãn với Chân Lạp thì dễ còn việc nhờ Chân Lạp giúp đỡ khi có chiến tranh là điều rất khó. Cho nên, việc gã Ngọc Khoa cho Po Rome để thắt chặt tình hữu nghị là điều rất cần thiết.

Bằng những điều trên, sau khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và vua Po Rome đã cùng nhau thống nhất. Hôn sự của công nữ Ngọc Khoa và vua Po Rome chính thức diễn ra vào năm 1631. Cuộc hôn nhân bắt đầu, công nữ Ngọc Khoa về Champa và được vua Po Rome cực kỳ sùng ái.

Có một điều cần lưu ý trong cuộc hôn nhân này đó chính là sự phản đối của đại thần hai nước. Tuy nhiên, với Đại Việt thì không quá lớn còn Champa thì việc này được các đại thần phản đối mạnh mẽ. Nhưng vì ý vua đã quyết nên cuộc hôn nhân đã thực hiện tốt đẹp.

Sự tích cây Krek trong cuộc hôn nhân lịch sử giữa Ngọc Khoa và Po Rome

Tuy là người vợ thứ ba của vua Po Rome nhưng so với hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih và thứ hậu Bia Than Can; Công nữ Ngọc Khoa (Bia Ut Yuôn) khi về Dinh điện của Champa rất được vua Po Rome sùng ái. Sự sùng ái này đến nỗi trong khoảng thời gian ngắn Ngọc Khoa đã đẩy hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih và thứ hậu Bia Than Can vào hậu cung. Làm được điều này là do nhan sắc của Ngọc Khoa quá đẹp, quá duyên dáng và quá thông minh.

Một thời gian sau, không biết vì lí do gì mà Ngọc Khoa (Bia Ut Yuôn) sinh bệnh và không có ai có thể chữa trị được. Nhiều nguồn liệu ghi lại thì Ngọc Khoa giả vờ để thực hiện mục đích gì đó mà chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã căn dặn. Và cuối cùng, mọi chuyện cũng rõ khi Ngọc Khoa nói với Po Rome rằng nàng bị thần Krek quấy phá, làm sinh bệnh; và chỉ có cách chặt cây Krek thì nàng mới khỏi bệnh.

Với vương quốc Champa, ngoài hoa sứ (hoa Champa) là loài hoa được xem là quốc hoa của Champa; thì cây Krek là cây được xem là nơi thần ngự trị và hộ mệnh cho vương quốc Champa. Không những vậy, cây Krek là cây thân gỗ được Champa sử dụng để đóng thuyền chiến cho thủy binh. Chính vì vậy mà nhân dân Champa rất coi trọng và hết lòng bảo vệ cây Krek.

Đã biết vì sao mà Bia Ut Yuôn bị bệnh chữa hoài không hết, cộng thêm việc Po Rome quá yêu và chiều chuộng Bia Ut Yuôn. Cho nên, vua Po Rome đã ra lệnh cho binh lính chặt cây Krek mọc trong dinh điện của mình. Tuy nhiên, khi binh lính dùng rìu chặt cây Krek thì cây phun ra những tia máu giết chết ngay tại chỗ.

Quá tức tối và nóng giận việc binh lính không chặt đổ được cây Krek, thêm việc bệnh tình Bia Ut Yuôn ngày càng nặng. Đích thân vua Po Rome đã rút gươm chặt đổ cây Krek. Vua chặt đúng ba nhát thì cây Krek đổ xuống nhưng lạ thay thân cây vang than khắp trời và máu trong thân chảy ra suốt bảy ngày bảy đêm.

Sau bảy ngày bảy đêm tuôn máu, cây Krek chết, đúng lúc thì Bia Ut Yuôn hết bệnh. Một thời gian sau đó không biết vì lí do gì mà Champa và Đại Việt và bắt đầu trở mặt nhau. Chủ động trong vấn đề này, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho quân tiến đánh Champa. Ngay lập tức, vua Po Rome cho sẻ gỗ Krek đóng thuyền chiến bắt đầu cuộc chiến với Đại Việt. Trong trận hỗn chiến với Đại Việt, vua Po Rome bị trúng kế, kết quả là bị bắt và tự xác trên đường giải về Huế.

Cuộc chiến kết thúc, Đại Việt thắng trận và chiếm nhiều vùng đất của Champa. Tuy nhiên, với nhân dân Champa, họ không tin với tài thao lược của vua Po Rome thì không dễ gì Đại Việt sẽ đánh thắng. Mà họ cho rằng vua Po Rome thua trận là do ngài đã chặt đổ cây Krek, thần linh vì thế mà trút giận lên người Po Rome. Đặc biệt là thần Krek không phù hộ, che chở vận mệnh cho Champa nữa. Xảy ra điều này là do công nữ Đại Việt Ngọc Khoa đã mê muội Po Rome, vì thế nhân dân Chăm họ đã giận dữ tìm giết Ngọc Khoa. Tuy nhiên, khi biết tin Po Rome tử trận thì Ngọc Khoa đã tự sát theo.

Qua truyền thuyết này, có thể thấy rằng, cây Krek là cây được nhân dân Champa rất xem trọng. Một loài cây không chỉ được xem là nơi ngự trị của các đấng thần linh che chở vận mệnh cho Champa mà còn là loài cây rất tố để sử dụng trong việc đóng thuyền chiến. Vì thế, khi biết được điều này, công nữ Ngọc Khoa đã xúi dục Po Rome chặt hạ để Đại Việt có thể thực hiện được mưu đồ thôn tính Champa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *