Khamphaninhthuan.com – Cùng với những huyền thoại danh tiếng Po Klaong Garai, Jaya Sinhavarman III (vua Chế Mân), Po Bin Thwơr (vua Chế Bồng Nga) .v.v Po Rome là vị vua cuối cùng ghi tên mình trong biên sử “hùng thiêng Champa”. Một hùng thiên sáng chói chứng kiến Po Rome từ khi là một cậu bé đến một minh quân tài ba của dân tộc. Một hùng thiên vang mãi ngàn đời với những chiến công lẫy lừng mà vua Po Rome đã viết vào lịch sử.
Những tương truyền về xuất thân của vua Po Rome
Cho đến ngày nay, trong sử liệu ghi chép Chăm cũng như các công trình nghiên cứu của các nhà sử học. Việc minh chứng về sự xuất thân của vua Po Rome vẫn còn là một vấn đề tranh luận chưa có hồi hết. Có sự tranh luận này là do chiến tranh đã tiêu hủy đi nhiều tài liệu quý giá liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của các vua Chăm.
Theo ghi chép, vua Po Rome tên thật là Ja Ka Thaut, biệt danh Chei – sit, sinh ở làng Tường Loan (Palei Pa – Aut), nay là xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tương truyền, Ja Ka Thaut xuất thân từ một gia đình nông dân thấp kém, cha và mẹ đều là người gốc Chu Ru.
Dẫu là vậy, nhưng Ja Ka Thaut nổi tiếng khắp vùng là người thông minh đĩnh ngộ, tài năng xuất chúng, đặc biệt là tướng hình thể hiện rõ chân mệnh thiên tử trong tương lai. Về sau, với tài năng xuất chúng, Ja Ka Thaut đã lọt vào mắt xanh của công chua Po bia Thơn Chơn (con gái vua Chăm Islam Po Mưh Taha). Hai người nên duyên, Ja Ka Thaut trở thành phò mã và được vua Po Mưh Taha truyền vị khi tuổi về già.
Một truyền thuyết khác thì cho rằng, mẹ của Po Rome là một hoàng hậu Chăm nhưng lại kết thân với người Churu. Chính vì điều này mà thân nhân dòng tộc và cả xóm làng không chấp nhận mối tình này nên đã đuổi gia đình Po Rome đến một cánh đồng ở Palei Bhan (Vụ Bổn – Phan Rang). Điều này được minh chứng sau khi lên làm vua cai quản Champa, Po Rome đã cho lập miếu ở cánh đồng này và người dân Chăm gọi miếu này là Thang Po Rome Thauk.
Qua hai tương tuyền, dù là tương truyền nào thì một điều được nhiều nhà sử học nhận định, Po Rome là người Churu. Minh chứng cho điều này, trong cuốn “Lịch sử Chiêm Thành Suy Thoái của tác giả Trần Gia Phụng”, ông đã xác định rõ ràng về nguồn gốc của vua Po Rome.
Cùng với đó là sự đồn đại của một trí thức Chăm thời đó được các trí ghi chép lại: ở vào thời Po Mưh Taha đã có một trí thức Chăm là ông Bilan làng Palei Grauk (người làng Trì Đức, Phan Lý) thuật lại câu chuyện về người dòng Churu nhân duyên cùng công chúa Po Bia Thơn Chơn (con gái vua Chăm Islam Po Mưh Taha) và việc nhường ngôi cho nghĩa tế.
Sự tương tuyền về thân thế của vua Po Rome được làm rõ hơn qua các tài liệu nghiên cứu của các nhà sử học dựa trên các bia ký, thư tịch cổ và biên chép của người Chăm. Đó là việc Po Rome chính thức được vua Chăm Islam Po Mưh Taha nhường ngôi cai trị Champa vào năm 1627 sau khi kết hôn với công chúa Po Bia Thơn Chơn, sau là hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih.
Trong khoảng thời gian sinh sống với hoàng hậu Bia Than Cih, do hoàng hậu hiếm muộn nên vua Po Rome đã lấy thêm người vợ thứ hai người Êđê là Bia Than Can. Đặc biệt về sau, vua Po Rome đã có thêm một người vợ tên Bia Ut (công nữ Ngọc Khoa – Đại Việt) khi vua Po Rome và chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định thực hiện cuộc hôn nhân này để đổi lấy bình yên cho hai nước.
Cuộc đời và sự nghiệp của vua Po Rome
Nói về cuộc đời và sự nghiệp của vua Po Rome là nói đến một câu chuyện vừa bi, vừa tráng nhưng cũng vừa hùng. Cái bi, tráng, hùng này đa phần đều dính với cuộc hôn sự với công nữ Ngọc Khoa – người vợ thứ ba tên Bia Ut của nhà vua. Tuy nhiên, dù như thế nào thì vua Po Rome vẫn là một vị vua luôn hết lòng vì dân vì nước. Đặc biệt là vị vua được nhân dân tôn thờ và hóa thần sau khi tử trận.
Cuộc đời
Trong suốt 25 năm trị vì Champa – vùng Pandurangga (1621 – 1651), vua Po Rome có 3 người vợ thuộc ba dòng khác nhau. Mỗi người vợ gắn liền với một câu chuyện và hoàn cảnh khác nhau được biên sử ghi chép rõ ràng. Thế nhưng, nổi bật trong ba người vợ này phải nói đến thứ hậu Bia Ut (công nữ Ngọc Khoa) – người đã gắn liền với việc vua Po Rome vì mê muội Bia Ut nên đã mất nước.
Đầu tiên, người đến với cuộc đời vua Po Rome công chúa Po Bia Thơn Chơn (sau là hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih) – con gái của vua Chăm Islam Po Mưh Taha. Việc Po Rome nên duyên cùng với công chúa Po Bia Thơn Chơn gắn liền với thân thế xuất thân của ngài. Từ một chàng trai tài năng xuất chúng được lọt vào mắt xanh của công chúa và về sau được vua Po Mưh Taha nhường ngôi vì tuổi già sức yếu.
Xuất hiện thứ hai trong cuộc đời của vua Po Rome là thứ hậu Bia Than Can – người gốc Êđê. Việc lấy người vợ thứ hai này là do trong khoảng thời gian chung sống với hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih nhưng vẫn không có con. Để duy trì nòi giống, vua Po Rome đã quyết định lấy Bia Than Can.
Xem thêm: Cuộc Hôn Nhân Lịch Sử Của Vua Po Rome Và Công Nữ Ngọc Khoa
Nếu như vua Po Rome quyết định nghe theo lời khuyên can của các đại thần thì cuộc đời của vua sẽ khác. Nhưng để hoãn binh với chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và củng cố tình hữu nghị giữa hai nước Champa và Đại Việt; Vua Po Rome đã quyết định thực hiện cuộc hôn nhân với công nữ Ngọc Khoa (con gái thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Nguyên), sau là thứ hậu Bia Ut hay còn gọi là thứ hậu Yuôn.
Trong ba người vợ này, thứ hậu Bia Ut là người vợ có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời của vu Po Rome. Đặc biệt là sự ảnh hưởng trong những quyết định mà sau này người đời đã than trách về vua Po Rome vì quá mê muội Bia Ut nên đã mất nước.
Mặc dù cuộc đời vua Po Rome được sử sách ghi chép rõ là có ba người vợ. Thế nhưng, chưa một tài liệu hay biên sử nào đề cập về việc vua Po Rome có bao nhiêu người con. Điều này đã một phần làm nên tính khó khăn trong vấn đề nghiên cứu và giải đáp những dấu hỏi về cuộc đời vua Po Rome.
Sự nghiệp
Sau khi được vua Chăm Islam Po Mưh Taha nhường ngôi vào năm 1627, Ja Ta Thaut chính thức lên ngôi và lấy hiệu là Po Rome. Ngài quyết định chọn Parang vùng Panduranga là nơi đóng đô để chấn chỉnh nông nghiệp, phát triển kinh tế. Đặc biệt ngài chú trọng vấn đề ngoại giao nhiều nước có liên hệ với Champa như Indonesia, Malaysia … không biết mục đích của ngài có phải đi cầu viện hay không? Thế nhưng sự chú trọng ngoại giao này nói lên vua Po Rome là người có tầm nhìn lớn trong việc củng cố tình hữu nghị với các nước lân bang.
Trong những năm vua Po Rome thắt chặt tình hữu nghị Champa với Indonesia, Malaysia cùng các nước khác. Đã có rất nhiều phái đoàn đến Champa, đặc biệt là phái đoàn Malaysia; Tuy nhiên, nhiều phái đoàn bị bão đánh chìm tàu thuyền. Minh chứng cho điều này là có rất nhiều xác tàu được tìm thấy gần bờ biển Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết ngày nay. Và để tưởng nhớ những người đã mất, vua Po Rome đã tổ chức lễ cầu hồn trong lễ hội Rija Praung của dân Chăm.
Từ việc chú trọng ngoại giao với các nước lân bang, nhiều nhà sử học đã nhận định rằng. Vua Po Rome mong cầu viện giúp đỡ để tái chiếm lại đất đai bị Đại Việt chiếm. Thế nhưng công việc này đã bị người vợ Yuôn Ngọc Khoa (Bia Ut) mật báo lên chúa Nguyễn nên chúa Nguyễn đã sai quân đánh lấy hết phần đất còn lại của Chăm.
Nhiều tài liệu cho biết thời Po Rome có 2 tướng Chăm Hồi Giáo rất tài, từng chiến thắng nhiều lần với Đại Việt. Tuy nhiên, do nhiều lần khuyên cang vua Po Rome không được nên hai vị tướng này đã bất mãn bất mãn bỏ đi. Điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi Đại Việt tấn công Champa, vua Po Rome đã chống đỡ không nổi nên đã bị bắt.
Xem thêm: Tháp Po Rome – Bản Sao Không Hoàn Hảo Của Đền Tháp Po Klaong Garai
Có một điều khi nói đến cái chết của vua Po Rome, nhiều tài liệu đã ghi chép không hợp lý với khoảng thời gian mà Po Rome cai trị Champa. Đó là năm 1653 Chúa nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc mang 3,000 quân đánh chiếm vùng đất còn lại của Champa từ Nha Trang đến Sông Phan Rang. Vua Po Rome bị bắt trong trận chiến này, ngài bị nhốt vào rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế. Trên đường giải vua Po Rome về Huế, Po Rome đã tự tử.
Khi biết tin Po Rome bị bắt, dân Chăm trong vùng phẩn uất thứ hậu Bia Ut Yuôn đã làm cho Po Rome mê hoặc, để Đại Việt có cơ hội chiếm hết đất Champa. Họ thi nhau đi tìm Po Bia, nhưng Bà ta cũng đã tự tử tại Ga Ta Bui Ga Tháp Chàm. Điều này được ghi chép nhiều trong sử liệu của Chăm, nhất là truyền thuyết cây Krek.
Sau khi Po Rome tử trận, người em trai cùng mẹ khác cha trên Po Nraup (1652-1653) tức là Po Nroup đã thay anh lên làm vua 1 năm. Năm sau chúa Nguyễn cho triệu hồi Po Nroup về Huế, cùng đi với vua còn có vài quan cận thần Chăm, mang theo nhiều vàng bạc châu báu hộ thân. Đến Huế vua Po Nroup bị chúa Nguyễn giam lỏng 6 tháng và hoàn toàn bị kiểm soát.
Để thoát khỏi sự giam lỏng, vua Po Nroup và đã nhờ một vị cận thần thân tín của chúa Nguyễn tâu xin và được tha trở về. Lời cầu xin được chấp nhận, vua Po Nroup trở lại quê hương và sống trong lòng dân tộc Chăm. Sự kiện này được truyền tụng về Po Nroup bị bắt và tha về trong dòng tộc đời đời nhắc nhở nhau mãi mãi.
Sau chuỗi sự kiện nói về cuộc đời và sự nghiệp về vua Po Rome. Một điều thấy rõ rằng, Po Rome có lẽ là vị vua cuối cùng của Champa, giữ vững được nền độc lập tự chủ đối với Đại Việt. Sau ngài, vua em là Po Nraup làm vua chỉ vỏn vẹn 1 năm rồi bị bắt, sau được trả tự do.
Tuy nhiên, suy cho cùng Po Rome là một vị vua chết trên chiến trường, có công xây dựng nền nông nghiệp vững mạnh, dân chúng sống trong cảnh thanh bình trong hơn 20 năm. Đặc biệt là ngài đã mang lại cho dân Chăm một sự dung hợp giữa 2 tôn giáo Bà La Môn và Hồi Giáo thành tập tục Chăm Avar Ahier thắt chặt tình đoàn kết như hiện nay.
Ảnh: sưu tầm từ nhiều nguồn
Nguồn: Bài viết tổng hợp từ sách “Hành trình văn hóa Chăm” của tác giả INRA JAKA và nhiều nguồn khác