Khamphaninhthua.com – Lịch sử dù có nằm yên, huyền thoại dù đã ngưng bút nhưng những câu chuyện về vị vua anh tài xứ Panduranga vẫn còn vọng mãi trong từng suy nghĩ, nếp sống người Chăm Ninh Thuận. Dù bất kể là ai, người già hay con nít, trai tráng hay phụ nữ. Những công ơn to lớn mà vua Po Klong Garai mang lại luôn hiện diện trong từng câu chuyện, ngành nghề mà người Chăm đang ngày gắn bó. Đó như một huyền thoại luôn sống mãi với người Chăm tại nơi đây.
Và để hiểu hơn về cuộc đời của vua Po Klaong Grai, Khamphaninhthuan.com xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về truyền thuyết “Cậu bé bán trầu cưỡi voi trắng” được lưu truyền trong đời sống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận.
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Tổng hợp chùm tour Ninh Thuận GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
Công đức Vua Po Klong Garai
Có ai còn nhớ đến tích xưa
Vua Po Kong Garai trị vì thiên hạ
Dân xứ Panduranga ấm no thiên phúc
Vương quốc hùng thịnh vững non sông.
Có ai còn nhớ đến tích xưa
Vua Po Klong Garai đan tre đóng cột
Vua Po Klong Garai ngăn sông giữa núi
Đắp đập làm đê dẫn con nước về.
Có ai còn nhớ đến tích xưa
Vua Po Klong Garai hành quân đánh giặc
Nơi chiến trường trải đầy nắng gió
Mưu trí, chiến lược, vua Po Klong Gairai đánh tan quân thù.
Có ai còn lưu mãi tích xưa
Vua Po Klong Garai, vị vua anh minh, tài giỏi
Suốt cuộc đời luôn chăm lo cho dân chúng
Dân xứ Panduranga, kính ơn tôn người thành thần.
Có ai còn lưu mãi và lưu mãi
Những công ơn mà ngài mang đến
Cho muôn dân, cho cuộc sống an lành
Để năm tháng, người viết lên huyền thoại.
(Thơ – Hiếu Tử)
Truyền thuyết về vua Po Klong Garai
Chuyện kể, ngày xưa ở Plei Chakling (làng Chăm Mỹ Nghiệp – huyện Ninh Phước ngày nay) có hai vợ chồng Ong Paxa và Muk Chakling, sinh sống với nhau nhiều năm mà vẫn chưa có con.
Một lần ra biển mò cua, bắt ốc. Ông bà thấy một cái nôi, bên trong có một bé gái đang trôi lênh đênh trên bọt nước biển. Thấy thế, hai vợ chồng bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. Chẳng mấy chóc, Karit lớn nhanh rồi trở thành thiếu nữ nết na, giỏi gian rất xinh đẹp làm bao nhà có con trai mong Karit để mắt tới.
Ngày nọ, Karit cùng cha vào rừng đón củi. Trời nóng nực làm hai cha con mệt lã, khát nước mà xung quanh chẳng có một suối nước hay ao, hồ nào. Đang lúc hoang mang thì Karit bỗng thấy một tảng đá có một hủng nước trong, mát rượi. Karit vội chạy đến và uống. Điều lạ là càng uống thì nươc càng tuôn ra, nhưng khi karik kêu cha chạy lại thì nước bỗng rút khô cạn.Hai cha con trở về nhà, thời gian sau thì Karit thấy bụng mình to lên như đang mang thai. Và rồi sự thật là như thế. Sau khoảng thời gian hơn chín tháng thì Karit hạ sinh một câu con trai. Điều buồn là cậu con trai này vô cùng xấu xí và cực kỳ háu ăn, do vậy mà ông bà đặt trên cho cháu là Jatol.
Chưa chồng mà đã có con. Xã hội Chăm ngày ấy bao nhiêu phong tục nghiệt ngã với người đàn bà. Vì không chịu được lời ra tiếng vào của bà con xóm làng. Lại vì thương cha, thương mẹ và con không tội tình mà bị thiên hạ sỉ vả. Cho nên Karit đã âm thầm bỏ đi, để lại Jatol cho ông bà nuôi.Ngày tháng hững hờ trôi qua, chẳng mấy chốc Jatol trở thành một thiếu niên khỏe mạnh. Nhưng mấy ai hiểu được, Jatol càng lớn thì thân hình càng xấu xí, xấu đến nổi không ai thèm chơi.
Mang nỗi buồn không cha, cô đơn mẹ và thân hình xấu là thế. Tưởng chừng đâu cuộc đời sẽ không lấy đi điều gì của cậu nữa. Ấy rồi chỉ vài tháng sau thì ông bà cũng ra đi vì tuổi già sức yếu. Để rồi từ chàng trai đơn thân tuổi phận, Jatol bắt đầu cho những ngày với cuộc sống bươm chãi với tinh thần tự lực tự cường.Để đầu cuộc đời mình, Jatol kết thân người bạn là Po Klonchanh. Hai người rủ nhau đi buôn trầu, một công việc tiền không nhiều nhưng đầy lắm niềm vui.
Công việc hằng ngày vẫn diễn ra như thế, tuy nhiên vào một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Po Klonchanh thấy vậy nên chạy về trước để nấu cơm rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Po Klonchanh hoảng hốt khi thấy thấy có hai con rồng trắng đang vấn quanh và liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất. Jatol tỉnh dậy thì bỗng chốc trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú khác thường.Sau sự việc ấy, chuyện của Jatol lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ vùng Iaru. Được thần báo mộng sắp tới sẽ có một thiên tài xuất chúng cai trị đất nước nên vua Nuhol cho vời Jatol đến để hỏi rõ thực hư. Jatol đến gặp vua Nuhol. Ngay lần đầu, vua Nuhol thấy Jatol và thấy đây là chàng trai mang chân mệnh đế vương. Để giữ Jatol lại, vua Nuhol đã gả công chúa Thakol cho Jatol.
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcri Bannơi bằng hà, anh em trong hoàng tộc chia bè, kết phái đấu đá nhau tranh giành vương quyền. Trong lúc rối ren về chính trị, quần thần hay tin sự xuất hiện kỳ lạ của Jatol, lại thêm điềm báo của thần nên cho người đi tìm hiểu.Sau khi rõ sự việc, quẩn thần họi ý nhau rồi cho voi trắng (bạch trạng) đến vùng Iaru rước Jotol về. Được sự ủng hộ của quần thần và nhân dân, Jatol đem binh chấn chỉnh chính trị thành Balcri Bannơi. Khi mọi thứ ổn định, Jatol được tôn lên làm vua, xưng hiệu là Po Klong Garai và đóng đô ở Bal Hagâu.
Lúc bấy giờ, quân khmer thường xuyên quấy nhiễu dân chúng ở vùng Pandurangga, đích thân vua Po Klong Garai phải mang quân vào Panduranga dẹp loạn. Chỉ trong vòng vài tháng, với tài thao lược và mưu sự của mình, vua Po Klaong Garai đã đánh tan quân Chân Lạp, nhanh chóng khôi phục nền tự trị dân tộc Chăm. Cũng trong thời gian này, vua Po Klaong Garai dời đô đến vùng Panduranga và cai trị ở đây.Trong thời gian trị vì xứ Panduranga, vua Pko Klaong Garai đã cho xây dựng nhiều công trình thủy lợi để phục vụ cho nông nghiệp, chấn chỉnh binh ngũ và chỉ cho dân tại đây nhiều ngành nghề để phát triển kinh tế. Ông đã cất công cho xây dựng các hệ thống đê đập thủy lợi sơ khai như: Đập Nha Trinh (Chakling, vùng Nha Hố, huyện Ninh Sơn), đập Sông Cấm ở phía Tây Phan Rang dẫn thủy nhập điền bằng mương Cái và mương Đực, giúp đời sống hưng thịnh, nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu. Những công trình thủy lợi đó còn sử dụng và lưu dấu đến ngày hôm nay.
Blogger Kafin & Blogger Hiếu Tử
Ảnh: sưu tầm từ nhiều nguồn
Nguồn: Bài viết tổng hợp từ sách “Hành trình văn hóa Chăm” của tác giả INRA JAKA và nhiều nguồn khác