Là ngôi chùa đầu tiên tại Ninh Thuận được khách du lịch trong và ngoài tỉnh biết đến nhiều nhất, Trùng Sơn Cổ Tự đang dần trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu trong những hành trình thưởng ngoạn cảnh đẹp. Với vẻ đẹp và sự nguy nga của một công trình kiến trúc đặc sắc, Trùng Sơn Cổ Tự được ví như biểu tượng của tín ngưỡng tâm linh trong thời hiện đại.
Đặc biệt, với vị trí ngự trị trên đỉnh núi Đá Chồng có độ cao hơn mực nước biển tầm 60m, ngôi chùa Trùng Sơn càng hấp dẫn hơn khi vô tình trở thành đài quan sát trên cao của huyện Ninh Hải.
- Xem thêm: Chùm tour Ninh Thuận CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG TIỆN ĐẾN TRÙNG SƠN CỔ TỰ NINH THUẬN
Vì là ngôi chùa nằm tại một vị trí nổi tiếng của huyện Ninh Hải nên cách thức di chuyển rất dễ dàng. Với lộ trình được bắt đầu từ trung tâm thành phố hay các điểm khác. Chỉ với một chiếc điện thoại smartphone có google map hay bằng việc hỏi đường của người dân bên đường là bạn có thể đến dễ dàng. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho việc đi xe, bạn nên đi theo hai lộ trình sau đây:
- Cung đường 1 [qua bệnh viện tỉnh Ninh Thuận]: bắt đầu tại Trung tâm Tp Phan Rang – Tháp Chàm – bạn quẹo trái vào đường Ngô Gia Tự – tiếp tục đi thẳng đến đường Nguyễn Văn Cừ – quẹo trái đi thẳng đường Trường Chinh – đi thẳng đường đường Yên Ninh – quẹo trái và chùa Trùng Sơn Cổ Tự (hình ảnh nhận diện “tượng Phật Quan Âm Bồ Tất).
- Cung đường 2 [qua công viên 16 tháng 4, công viên biển Bình Sơn]: bắt đầu tại Trung tâm Tp Phan Rang – Tháp Chàm – bạn di chuyển đến đường Thống Nhất – sau đó quẹo trái đường 16 tháng 4 và đi thẳng – tại vòng xoay Bình Sơn quẹo trái đường Yên Ninh – đi thẳng đến vòng xoay Ninh Chữ – quẹo trái đi thẳng đường Trường Chinh khoảng 200m – rồi quẹo phải vào chùa Trùng Sơn Cổ Tự.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRÙNG SƠN CỔ TỰ NINH THUẬN
Theo thông tin chia sẻ từ các vị tăng sư tại Tổ Đình Trùng Khánh (ngôi chùa cổ thuộc trị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, nằm ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách chùa Trùng Sơn khoảng tầm 200m và Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ tầm 250m về trung tâm thị trấn Khánh Hải), Trùng Sơn Cổ Tự là ngôi chùa tu theo hệ phái Bắc Tông của Đạt Ma sư tổ dòng lâm tê chánh tông.
Một hệ phái được tiếp thu rất phổ biến từ miền Trung trở ra khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Tổ khai sơn của ngôi chìa Trùng Sơn này chính là Hòa thượng Thích Bưu Hiền. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1973.
Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi nhà thờ Phật giản dị trên núi, đúng hơn là một cái am nhỏ của nhà sư Bửu Hiền dùng làm nơi tu tập. Dần về sau, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ngôi am nhỏ được nhà sư vận động quyên góp tiền của và công sức của các phật tử gần xa, ngôi am nhỏ được quy hoạch và xây dựng thêm một số công trình mới.
Công việc xây dựng được phân chia thành nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, từ cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, … cho đến các tiểu cảnh không thờ phật ngoài trời và nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh của phật tử. Mãi cho đến này, chùa chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục như cổng tam quan, lối đi, các bậc tam cấp dẫn vào các hạng mục, …dự định đến đầu năm 2020 sẽ hoàn thiện.
Trùng Sơn Cổ Tự là ngôi chùa tu theo hệ phái Bắc Tông của Đạt Ma sư tổ dòng lâm tê chánh tông. Một hệ phái được tiếp thu rất phổ biến từ miền Trung trở ra khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam.
Kiến trúc chùa nhìn chung là các hạng mục xây dựng theo kiến trúc chùa dân tộc cổ xưa pha lẫn một số yếu tố hiện đại để phù hợp với thời thế. Trước tiền đường, những hình ảnh như: Rồng uy dũng, đầu mái cong hình chiếc thuyền, hình tượng Long – Lân chầu Nguyệt và chầu bánh xe luân hồi… Tất cả là một bố trí hài hòa, tuy nhiên các mục của chùa không đi theo một logic nhất định.
Do việc xây dựng theo địa hình đồi núi nên rất khó phân biệt đâu là tiền đường, bái đường, chính điện, cổng tam quan hay nhà thờ tổ. Chính vì thế mà tổng thể công trình chùa vừa tạo ra tính sinh động theo mô típ kiến trúc độc đáo, đồng thời cũng tạo ra tính phức tạp khi nhận diện.
Sau hơn 40 năm xây dựng và hoàn thiện. Cho đến ngày nay, chùa đã trải qua ba đời trụ trì. Trong đó gồm: Hòa thượng Thích Bưu Hiền (người sáng lập), Thượng tọa Thích Tâm Trường (người kế nhiệm thứ hai và cũng là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, sư huynh Hòa Thượng Thích Bưu Hiền), Đại đức Thích Nguyên Minh (trụ trì hiện nay, đệ tử Thượng tọa Thích Tâm Trường). Nhìn chung, các đời trụ trì của chùa Trùng Sơn đều có mối gắn kết của “tông môn pháp phái”.
GIẢI THÍCH VỀ TÊN GỌI [TRÙNG SƠN CỔ TỰ]
Cho đến ngày nay, tên gọi của chùa Trùng Sơn Cổ Tự vẫn là một vấn đề bàn cải rất nhiều.
Theo nguyên tắc, để đặt và gọi tên cho một ngôi chùa gắn với từ Cổ Tự, bắt buộc ngôi chùa đó phải có thâm niên trên 200 năm. Tuy nhiên, chùa Trùng Sơn chỉ mới có hơn 40 năm. Vậy tên gọi Trùng Sơn Cổ Tự là từ đâu?
Để giải thích cho điều này, theo lời kế nhiệm thứ hai của Thượng tọa Thích Tâm Trường.
Tên gọi Trùng Sơn Cổ Tự là ngụ ý để chỉ cho tổ đình Trùng Khánh dưới núi Đá Chồng. Bởi lẽ, đây là nơi tổ đình đã có cách đây 300 năm và trước khi thầy ông (Hòa Thượng Thích Bưu Hiền) sáng lập ra chùa Trùng Sơn, cả hai đều tu ở đây. Từ yếu tố này mà tên gọi Trùng Sơn Cổ Tự được Thượng Tọa Thích Tâm Trường đặt ra từ đó.
Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận CÓ GÌ ĐẸP, CUỐN HÚT DU KHÁCH?
Khi nói đến ngôi chùa Trùng Sơn Cổ Tự, không đơn thuần mà người ta ghép cho đó mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Ninh Thuận. Mà đó là cả một quá trình đánh giá tổng hợp về địa thế, thẩm mỹ, kiến trúc và tên gọi với nhiều ngụ ý ấn tượng.
![Toàn cảnh Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận trên núi Đá Chồng [Ảnh: Đình Nghĩa Trịnh]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Đứng trên Trùng Sơn Cổ Tự có thể quan sát toàn cảnh [Ảnh: Đình Nghĩa Trịnh]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/ngam-nhin-trung-son-co-tu-ninh-thuan-tren-cao.jpg)
![Tam quan Trùng Sơn Cổ Tự [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/tam-quan-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Khoảng sân hiên của chùa lý tưởng làm nơi quan sát [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/trung-son-co-tu-ninh-thuan-dep-nhu-the-nao.jpg)
![Bậc tam cấp dẫn lên chính điện [Ảnh: Đình Nghĩa Trịnh]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/trung-son-co-tu-ninh-thuan-co-gi-dep.jpg)
![Một góc không gian kiến trúc của chính điện [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/khoang-san-hien-truoc-chinh-dien-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Kiến trúc chùa thuần theo cổ xưa [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/kien-truc-chinh-dien-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Mái chùa lót ngói vi cá [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/kien-truc-doc-dao-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Phong cách đâu đó có ảnh hưởng của phong cách châu Âu [Ảnh: Trung Văn Nguyễn]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/mot-goc-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
![Không gian kiến trúc hài hòa với thiên nhiên [Ảnh: Đình Nghĩa Trịnh]](https://khamphaninhthuan.com/wp-content/uploads/2021/01/toan-canh-trung-son-co-tu-ninh-thuan.jpg)
THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG THAM VIẾNG TRÙNG SƠN CỔ TỰ NINH THUẬN
Hơn hẳn lúc nào hết, thời gian hợp lý để tham viếng chùa Trùng Sơn Cổ Tự là buổi sáng tinh mơ hay hoàng hôn chiều về. Đây là hai khoảng thời gian tuyệt hảo để ngắm nhìn toàn cảnh huyện Ninh Hải theo âm vang của tiếng chuông thanh tịnh.
Thú vị hơn, hai khoảng thời gian này cũng rất mát mẻ và thoải mái, vì đây là lúc gió từ biển thổi vào và từ trên núi thổi xuống. Chính vì những điều này, nếu có dịp đến với Ninh Thuận bạn hãy lên một lịch trình cụ thể và xếp thời gian hợp lý để đến tham quan và viếng chùa vào những lúc này.
VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT KHI THAM VIẾNG TRÙNG SƠN CỔ TỰ
Vì là điểm tâm linh và trang nghiêm của Phật giáo, chính vì thế mà khi đến tham quan và viếng chùa bạn phải tuân thủ một số quy định bắt buộc.
- Ăn mặc kín đáo, tuyệt đối là không ăn mặc quần ngắn, áo hở các các bộ phận nhạy cảm khi đến chùa.
- Giữ lễ phép với những nhà sư và những người đi viếng chùa.
- Không cười đùa, xả rác, leo trèo và các hành động phá hoại các kiến trúc …
- Xin phép ý kiến nếu muốn thực hiện những điều như quay phim, chụp ảnh hãy tìm hiểu một vấn đề gì đó.
- Không tự ý tìm đến những nơi mà không có sự cho phép