Trong số các cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống và cư trú tại Ninh Thuận. Có thể nói, đồng bào dân tộc Chăm là cộng đồng còn lưu giữ cho mình nhiều lễ hội mang tầm quy mô với sức ảnh hưởng lớn. Nổi bật trong số đó có thể kể đến lễ Kate, lễ Ramưvan (Ramadan), lễ Rojia, lễ cúng lớn hay lễ mở đền tháp, … Tuy nhiên, đặc biệt hơn cả vẫn là lễ mừng năm mới (Rija Nâgar, tháng 1 Chăm lịch, nhằm vào tháng 4 dương lịch), một lễ hội được xem là sự khởi đầu cho tất cả các lễ hội Khác.

Lễ mừng năm mới (Rija Nâgar)

Rija Nâgar (hay còn gọi là lễ Rija xứ sở, lễ mừng năm mới, lễ đón năm mới), là một lễ hội lớn của người Chăm Ninh Thuận theo tín ngưỡng tôn giáo Bàlamôn và Bàni. Một lễ hội có ý nghĩa đón mừng năm mới với bao điều may mắn và tống ôn năm cũ nên còn được gọi là lễ tống ôn, diễn ra vào thời điểm chuyển mùa vừa có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa cho một vụ mùa mới.

Điều này rất giống với nhiều cư dân thuộc khu vực Đông Nam Á như người Khơ-me (tiêu biểu với lễ hội hay còn gọi là tết “Chol chnam thmay”), người Thái (tiêu biểu với  Tết Songkran và lễ hội “Té nước”), người Lào (tiêu biểu với Tết Pimay)… tất cả đều diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa. Quan trọng có chung một ý nghĩa là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Các chức sắc đang chuẩn bị dâng cúng lễ vật lên tổ tiên và chuản bị thực các nghi lễ
Các chức sắc đang chuẩn bị dâng cúng lễ vật lên tổ tiên và chuản bị thực các nghi lễ

Thường thì theo lịch Chăm, lễ hội Rija Nâgar sẽ được tổ chức chính thức trong hai ngày, đó là ngày Thứ Năm (còn gọi là ngày vào) và ngày Thứ Sáu (còn gọi là ngày ra) của tuần. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bà con đã sắp xếp chu đáo mọi thứ trước đó một ngày (ngày Thứ Tư – ngày diễn ra lễ tẩy uế, trước khi chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày Thứ Năm).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, lễ mừng năm mới sẽ chính thức diễn ra tại nhà vào sáng Thứ Năm.

Tham gia vào các nghi thức thực hiện lễ hội có đầy đủ các thành phần trong cộng đồng theo tín ngưỡng Chăm Bàlamôn và Bàni. Tuy nhiên, về cách thức thực hiện giữa cộng đồng Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn và cộng đồng Chăm theo tín ngưỡng Bàni thì hoàn toàn khác nhau.

Chuẩn bị đồ vật dâng cúng làm lễ
Chuẩn bị đồ vật dâng cúng làm lễ
Thầy Ka - ing thực hiện nghi lễ
Thầy Ka – ing thực hiện nghi lễ

Cụ thể, chủ lễ thực hiện các nghi thức trong lễ hội cộng đồng Chăm theo Bàlamôn là do ông Mâduen (thầy vỗ), Ka – ing (ông Bóng) và Muk Pajuw (bà Bóng). Trong ba người này thì ông Ka – ing (ông Bóng) là người đóng vai trò quan trọng nhất vì ông chính là người thay mặt dân làng giao tiếp với thần linh để cầu phúc, cầu mưa và cầu mọi sự tốt lành cho một năm ơi an khang, thịnh vượng.

Còn về phía cộng đồng Chăm theo Bàni thì do ông Acar Iman (tu sĩ đã trải qua hơn 15 năm hành đạo và đã thuộc hết kinh thánh Koran) và ông Acar Katip (người quản giáo lý vào trưa thứ sáu thánh lễ của hồi giáo tại thánh đường và thực hiện nghi lễ tại tư gia) chủ lễ.

Dẫu là vậy, nhưng theo quy định thực hiện các nghi lễ trong lễ hội về lễ vật dâng cúng của hai cộng đồng đều có nét tương đối và khá giống nhau. Tiêu điểm lễ vật dâng cúng là các loại trái cây, các bánh truyền thống và chỉ dùng thịt gà và  thì dê để dâng cúng mà không được dùng thịt heo và bò. Bởi lẽ, người Chăm Bàlamôn thờ bò (bò thần Ladin – vật cưỡi của các thần, gọi là Po) và người Chăm Bàni thờ heo (theo tín ngưỡng đọc thần). Do đó người mà trong lễ hội, ngày Thứ Năm sẽ  cúng gà và ngày Thứ Sáu sẽ cúng dê. Cũng từ đây mà họ có câu nói quen thuộc: “vào cúng gà, ra cúng ngạnh (dê)”.

Bà con tế tựu tham gia lễ hội tại nhà
Bà con tế tựu tham gia lễ hội tại nhà
Bà con làng Chăm Như Bình tham gia thực hiện nghi lễ trong lễ hội
Bà con làng Chăm Như Bình tham gia thực hiện nghi lễ trong lễ hội

Để lễ hội thêm phần thiêng liêng, đặc sắc và trang trọng. Cùng tham gia vào nghi lễ với các chức sắc trong cộng đồng theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo và cộng đồng theo tín ngưỡng Bàni còn có các nghệ nhân, là nhạc công đánh trống Gineng, thổi kèn Saranai, đánh chiêng, …. Đây là những người giữ nhịp cho âm hưởng lễ hội thông qua lời ca, tiếng hát ca ngợi thần thánh.

Nghệ nhân thổi kèn Saranai
Nghệ nhân thổi kèn Saranai
Ông Mâduen (thầy vỗ)
Ông Mâduen (thầy vỗ)

Lễ Rija Nâgar của đồng bào Chăm Ninh Thuận có tính cộng đồng rất cao, chứa đựng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian, âm nhạc và múa. Thông qua tính đặc sắc, ý nghĩa trong lễ Rija Nâgar này, các giá trị cộng đồng được phát huy tính tích cực trên tinh thần và trách nhiệm của cả cộng đồng. Đặc biệt là thể hiện tính tương thân tương ái, tình đoàn kết xóm giềng, đoàn kết giữa các cộng đồng làng và tôn giáo khác nhau…

Năm nay (2019), lễ Rija Nâgar của người Chăm Ninh Thuận được diễn ra vào từ ngày 5 đến ngày 7 dương lịch, nhằm vào 3 ngày Thứ Tư, Thứ Năm và Thứ Sáu Chăm lịch và trùng với kỳ lễ 16 tháng 4 (kỷ niệm 40 năm giải phóng Ninh Thuận); 30 tháng 4 và 1 tháng 5 (giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động) nên không khí lễ hội thêm phần nô nức.

Và thường thì sau lễ Rija Nâgar bao giờ bà con cũng đều đón nhận những cơn mưa đầu mùa trong vài ngày liên tục. Từ đó làm cho bà con thêm phần tin tưởng vào các đấng thần linh đã ban tặng cho dân làng sau lễ một kỳ lễ hội.

Khamphaninhthuan.com

Ảnh: Photo Ngọc Ngộ

 

2 thoughts on “Đặc sắc lễ mừng năm mới của người Chăm Ninh Thuận

  1. Nai Patri says:

    Em xin góp ý xíu ạ! Hình ông mặt áo màu đỏ là ong Ka-ing ko phải ong Mâduen đâu ạ! Còn nghệ nhân vỗ trống ấy chính là ong Mâduen đấy ạ!

    • Kafin says:

      Ad đã sửa lại bài như lời bạn nói! Thật cám ơn đã đóng góp cho bài. Khamphaninhthuan.com mong nhận được nhiều những đóng góp từ bạn!Xin chúc bạn sức khỏe và thành công!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *