Khamphaninhthuan.com – Cho đến ngày nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử. Người Chăm tại Ninh Thuận vẫn gìn giữ trọn vẹn nét đặc sắc lễ hội Kate. Một lễ hội mang dấu ấn đậm nét của nền văn hóa tín ngưỡng Chăm sau hàng trăm hình thành.

Đôi nét về cộng đồng dân tộc Chăm tại Ninh Thuận

Theo tình hình về bảng thống kê số liệu mật độ sinh sống của người Chăm từ phía Bắc miền Trung cho đến phía Nam vùng Nam Bộ. Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhiều nhất cả nước với khoảng 73.000 người (năm 2017). Họ sinh sống tập trung tại 22 làng (palei) tại các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận.

Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử dân tộc, cộng đồng người Chăm Ninh Thuận vẫn giữ cho mình nhiều nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và tập quán. Đặc biệt là sự hiện diện của hai ngành nghề truyền thống độc đáo của làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.

Bên cạnh đó là những lễ hội gắn liền với dân tộc đã được giữ gìn và phát huy qua hàng trăm năm lịch sử như: lễ hội Katê của cộng đồng Chăm Adeir, lễ hội Ramawan của cộng đồng Chăm Awal, lễ hội Rija Nagar…

Cũng như sự ảnh hưởng của người Kinh trong sự tiếp thu, ảnh hưởng về tín ngưỡng tôn giáo. Người Chăm tại Ninh Thuận có ba cộng đồng tôn giáo chính là Chăm Ahier (người Chăm theo tôn giáo Bà La Môn), Chăm Awal (người Chăm theo tôn giáo Bà Ni) tôn giáo và Chăm Islam (Hồi giáo chính thống). Tuy nhiên, Chăm theo Bà La Môn và Chăm theo tôn giáo Bà Ni chiếm số lượng hơn người Chăm theo Hồi giáo chính thống.

Theo thống kê cụ thể thì trong 22 làng Chăm tại Ninh Thuận thì đã có 15 làng Chăm Bà La Môn và 7 làng Chăm Bà Ni. Đặc biệt, là mỗi làng Chăm trong một tôn giáo đều thể hiện nét đặc trưng riêng biệt của mình, không trùng lẫn. Sự thể hiện rõ nhất ở đây chính là Katê –  lễ hội dành riêng cho người Chăm Bà La Môn, còn Ramawan là lễ hội dành riêng cho người Chăm BàNi. Tuy nhiên, không vì thế mà hai cộng đồng tách biệt nhau mà ngược lại họ vẫn quan hệ qua lại thông qua sự giao lưu trong các dịp lễ hội, lễ tục.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Kate

Dựa theo từ điển của E. Aymonier – A. Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Ý nghĩa của từ Kate này được dịch theo nghĩa hẹp là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm. Tuy nhiên, một điều chú ý ở đây là Ấn Độ không có tục lễ cúng này.

Cảnh sắc đền tháp Po Rome trong ngày hội Kate tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Cảnh sắc đền tháp Po Rome trong ngày hội Kate tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Ngoài ý nghĩa được dịch theo từ Kate của Hindu và Ấn Độ, Kate còn có ý nghĩa chung rộng hơn là một lễ tưởng nhớ tổ tiên, một số vị thần linh, một số vua chúa và các nhân vật có công với đất nước và dân tộc. Ý nghĩa này được thể hiện rõ qua nội dung tổ chức lễ hội kate theo văn bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Kate (danak ngap yang Kate), bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện của người tham dự lễ (panuec alankar po yang).

Tháp Po Klong Garai là nơi diễn lễ hội Kate với quy mô lớn nhất [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Tháp Po Klong Garai là nơi diễn lễ hội Kate với quy mô lớn nhất [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Từ những điều lý giải trên, ta có thể kết luận Kate là một nghi lễ có nguồn gốc bản địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản sắc riêng của Champa xưa. Tuy nhiên, về sau lễ hội Kate có một số yếu tố ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo. Minh chứng cho chúng ta thấy rõ, tuy ba cộng đồng tôn giáo Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có chung một lễ nghi, lễ tục ban đầu. Tuy nhiên, về sau khi chịu sự ảnh hưởng từ Hồi giáo và Ấn giáo nên có sự khác biệt theo tín ngưỡng và lễ cúng riêng.

Lễ hội Kate của người Chăm xuất hiện khi nào?

Nếu để chọn một khoảng thời gian chính xác để nói về sự ra đời và hình thành của lễ hội Kate thì thật khó, vì chiến tranh giữa vương quốc Champa với các triều đại phong kiến Việt Nam đã hủy hoại rất nhiều tài liệu.

Vui hội Kate tại làng [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Vui hội Kate tại làng [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Để xác định rõ hơn mốc thời gian và quá trình hình thành nên lễ hội Kate ta có thể nhìn nhận lại quá trình lịch sử từ thế kỷ II đến thế kỷ XII khi Champa còn là một vương quốc thịnh vượng. Đáng nói hơn, đây là giai đoạn mà Ấn độ giáo du nhập vào và phát triển mạnh mẽ tại Champa.

Khung cảnh rất náo nhiệt và sôi động [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Khung cảnh rất náo nhiệt và sôi động [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Sự du nhập này đã hình thành nên các nghi lễ cúng tế của người Chăm trong những sự kiện quan trọng như hoàn thiện công trình đền tháp, thu hoạch mùa màng, đánh thắng trận, đăng cơ của vua chúa… Tuy nhiên, thời kỳ này cũng chưa có một minh chứng nào cụ thể nói về sự hình thành của lễ hội Kate. Đa phần chỉ nói về những lễ nghi, lễ tục, nghi thức thờ cúng trong những dịp trọng đại.

Đội múa chào mừng trong ngày hội [Ảnh: Ja Khang]
Đội múa chào mừng trong ngày hội [Ảnh: Ja Khang]
Mãi cho đến thế kỷ XV (1471), khi thủ đô Vijaya (Bình Định) bị suy tàn, đánh dấu cho nền văn minh Champa đã sụp đổ, kéo theo đó là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng đi xuống và nhường chỗ lại cho Hồi giáo.

Đội múa chào mừng chuẩn bị tốt nhất cho lễ hội [Ảnh: Ja Khang]
Đội múa chào mừng chuẩn bị tốt nhất cho lễ hội [Ảnh: Ja Khang]
Dựa theo nhiều ghi chép về tiếng Phạn trên các bia ký và tài liệu của Champa trong giai đoạn này. Hồi giáo đã bắt đầu phát triển mạnh và ảnh hưởng ở phía Nam Champa, vùng Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận nay) và đã xác lập một nền văn minh mới.

Nghi thức rước trang phục thần [Ảnh: Ngọc Ngộ]
Nghi thức rước trang phục thần [Ảnh: Ngọc Ngộ]
Tuy phát triển cực thịnh nhưng nền văn minh này còn lưu giữ lại một số tàn dư của Ấn Độ giáo kết hợp với những tín ngưỡng địa phương. Cũng từ đây, các tín ngưỡng thờ cúng trong Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương đã dần hình thành nên nghi thức cúng tế thường niên vào tháng 7 lịch Chăm.

Sau quá trình du nhập và phát triển của Hồi giáo vào thế kỷ XV tại xứ Panduranga. Một nghi thức cúng tế, kèm theo đó là các lễ nghi, lễ tục đã hình thành theo phương thức mới bao gồm các tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương.

Đội múa chào mừng khuấy động không khí cho lễ hội [Ảnh: Ngọc Ngộ]
Đội múa chào mừng khuấy động không khí cho lễ hội [Ảnh: Ngọc Ngộ]
Để minh chứng cho điều này, ta có thể thấy rất rõ, trong lễ hội Kate có chứa đựng các yếu tố: Ấn Độ giáo (tục cúng tế đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ (Basaih) và lời văn cúng tế thền Siva (Po Ginuer Mantri) của Chăm Aheir), Hồi giáo (cúng tế tượng thần Poklong Grai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống). Và có lẽ, lễ hội Kate có thể hình thành trong giai đoạn này với các yếu tố rõ nét và riêng biệt nhất định.

Thông qua những điều trên, ta có thể nhận định rằng: Lễ hội Kate được hình thành trên những nền tảng về tục cúng lễ và tín ngưỡng của Ấn Độ giáo từ thế kỷ II đến thế kỷ II. Về sau, nó được lan tỏa và hình thành nên lễ hội khi có sự ảnh hưởng và dung hòa của Hồi giáo từ thế kỷ XV và tín ngưỡng địa phương.

Ai là chủ nhân chính trong việc tổ chức lễ hội Kate?

Trong suốt tiến trình lịch sử được tiếp biến bao tín ngưỡng, tôn giáo từ bên ngoài vào. Người Chăm đã có sự phân chia cộng đồng về mỗi tín ngưỡng tôn giáo nhất định. Cụ thể bao gồm Chăm theo Hồi giáo, Chăm theo Ấn giáo, Chăm theo Hồi giáo truyền thống, Chăm Thiên chúa giáo và Chăm Tin lành. Tuy nhiên, đến ngày nay chỉ còn hai bộ phận chính là Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La Môn và Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni.

Tổ chức lễ hội Kate trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Tổ chức lễ hội Kate trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Theo đó, Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La Môn nổi bật với lễ hội Kate còn Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni thì nổi bật với lễ hội Ramưwan. Hai cộng đồng dân tộc Chăm này tuy tách rời nhau về các phong tục, tập quán tín ngưỡng nhưng vẫn thường xuyên liên hệ qua lại với nhau khi các lễ hội, lễ tục của dân tộc mình được diễn ra.

Đồng bào chờ làm lễ trên đền [Ảnh: Võ Văn Định]
Đồng bào chờ làm lễ trên đền [Ảnh: Võ Văn Định]
Điều này thông qua sự kính viếng, dâng kính lễ vật để cầu an và tham gia trực tiếp vào lễ hội. Chính vì thế, mà lễ hội của cộng đồng nào thì cộng đồng đó là người chủ trì buổi lễ trong suốt quá trình diễn ra. Tuy nhiên, đối với lễ hội Kate của người Chăm thì còn có sự góp mặt của một dân tộc nữa có vai trò quan trọng, đó là cộng đồng người Raglai.

Rất đông vui và nhộn nhịp [Ảnh: Võ Văn Định]
Rất đông vui và nhộn nhịp [Ảnh: Võ Văn Định]
Nhắc đến bộ phận người tham gia trực tiếp vào lễ hội Kate, ngoài bộ phận người Chăm Awal đến tham viếng và dâng kính lễ hội. Bộ phận người Raglai là bộ phận đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên tính thành công của lễ hội. Bởi lẽ, chính người Raglai là người giữ những đồ vật quan trọng của vua chúa như áo, váy, khăn mão, còng tay, hoa tai, cùng với đó là các đồ vật cúng lễ như tô, bát, chén… được làm bằng vàng và bạc. Ngoài ra, những lễ vật cúng tế như trầu cau, đậu, dê, nếp… cũng đều do người Raglai chuẩn bị.

Tràn ngập sắc màu trong lễ hội Kate tổ chức trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Tràn ngập sắc màu trong lễ hội Kate tổ chức trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Dựa theo tiến trình lịch sử và văn hóa của tài liệu Chăm ghi chép. Theo đó, người Raglai là một bộ phận thần dân của Champa xưa và người Raglai chính là người em út của người Chăm theo sự lưu truyền trong tập quán mẫu huệ. Chính vì thế mà mối gắn kết giữa hai dân tộc chính là mối gắn kết của chị em ruột chung một mẹ goi là Chăm sa – ai Raglai ader.

Quan trọng hơn nữa, trong tập quán mẫu hệ, người em út chính là người thừa kế tài sản, giữ đồ gia bảo vả thờ phụng tổ tiên. Chính vì thế, mà hầu hết các đồ vật quan trọng người Raglai đều lưu giữ và bảo quản hết.

Lễ vật dâng cúng cho thần trong ngày lễ trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Lễ vật dâng cúng cho thần trong ngày lễ trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Võ Văn Định]
Tóm lại, khi nói về tính chủ đích trong việc tổ chức lễ hội kate thì người Chăm và người Raglai đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định tính thành công của lễ hội. Còn người Chăm Awal cũng như một số tín đồ khác chỉ đóng vai trò đến tham gia và công hiến lễ vật để cầu nguyện chứ họ không đứng ra tổ chức. Thế nhưng, nếu xét về phương diện văn hóa, lịch sử và cộng đồng thì lễ hội Kate là di sản vắn hóa của cả chúng Champa vùng Panduranga.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Kate

Lễ hội kate của người Chăm tại Ninh Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày. Thường được bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 – 5/10 dương lịch). Địa điểm được hơn để tổ chức là đền tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tỉnh Ninh Thuận.

Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka lan), làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một dòng chảy phong phú theo suốt thời gian hàng ngàn năm nay.

Quá trình tổ chức lễ hội Kate

Quá trình tổ chức lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Thời gian diễn ra lễ hội dễ kéo dài trong vòng ba ngày. Ngày đầu tiên sẽ diễn ra ở trên các đền tháp, ngày thứ hai tại làng và ngày thứ ba là tại nhà.

Trên đền tháp

Bắt đầu tiến hành nghi lễ cúng tế trên đền tháp là sự chủ trì của thầy cả sư hay còn gọi là vị chủ lễ thực hiện nghi thức đầu tiên trên đền tháp. Cùng với vị cả sư là thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca, bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần, ông từ chủ trì lễ tắm tượng cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.

Đồng bào Chăm vui hội Kate trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Ja Khang]
Đồng bào Chăm vui hội Kate trên đền tháp Po Klong Garai [Ảnh: Ja Khang]
Các lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế ở tháp, 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè… Đây là những lễ vật được bay cúng trên các tháp, riêng dưới chân tháp còn có hàng trăm mâm lễ vật khác cũng được bày ra từ những người đi tham gia lễ.

Trong ngày hội ai cũng chuẩn bị bộ trang phục truyền thống đẹp nhất [Ảnh: Ja Khang]
Trong ngày hội ai cũng chuẩn bị bộ trang phục truyền thống đẹp nhất [Ảnh: Ja Khang]
Trình tự theo các bước, nghi thức cúng tế sẽ được thực hiện theo quá trình như sau:

Đầu tiên là lễ đón rước y phục do người em út Raglai đem từ trên núi xuống lên trên các đền tháp. Lễ rước y phục của vị thánh mẫu Po Ina Nagar, buổi lễ thường được bắt từ 7 giờ sáng. Các đồ vật trong lễ được đón rước một cách trang nghiêm và cẩn trọng trước khi thực hiện các nghi lễ tiếp theo.

Bên cạnh là nơi diễn ra các nghi lễ thì đền tháp còn là nơi các hậu duệ Chăm chọn làm nơi chụp ảnh cưới [Ảnh: Jamen Ivan]
Bên cạnh là nơi diễn ra các nghi lễ thì đền tháp còn là nơi các hậu duệ Chăm chọn làm nơi chụp ảnh cưới [Ảnh: Jamen Ivan]
Tiếp theo là lễ mở cửa tháp diễn ra tại 3 đền tháp gồm tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước) tháp tại cụm tháp Po Klaong Garai).

Chụp ảnh cưới ở đền tháp Po Rome [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Chụp ảnh cưới ở đền tháp Po Rome [Ảnh: Quảng Minh Kháng]
Sau lễ mở cửa tháp là lễ tắm tượng thần, gọi theo tiếng Chăm là Manei yang, lễ mặc y phục cho tượng thần (Anguei khan aw kapo) và cuối cùng là phần đại lễ (adaoh tama). Phần đại lễ thường bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến 11h trưa. Hầu hết, tất cả các lễ thực hiện tại đền tháp đều diễn ra cùng thời gian và cùng địa điểm.

Tại làng và tại gia đình

Sau phần lễ cúng tế trên các đền tháp là nghi thức cúng lễ tại làng. Song song trong nghi thức cúng lễ tại làng này là phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ và phần hội tại làng, dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.

Nghi thức làm lễ tại làng cũng được tổ chức trang trọng không kém gì như ở trên các đền tháp. Vì tín ngưỡng là mỗi làng thờ một vị thần riêng nên trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông là người thay mặt cho dân làng dâng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần sẽ phù hộ, độ trì ban phước lành cho làng.

Khác với những nghi thức trang trọng được tổ chức tại các đền tháp. Quá trình lễ diễn ra ở làng là lúc tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn nghệ…

Kết thúc lễ Katê ở làng là lễ Katê ở các gia đình. Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Cũng như những ngày quan trọng trong văn hóa người của người Việt, vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ để cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên. Điều đặc biệt, lễ kate tổ tại gia đình là khoảng thời gian sum hợp tràn ngập tiếng cười.

Bài viết được tổng hợp từ Sách Sakaya “Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê bình” – NXB: Phụ nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *