Làng gốm Chăm Bàu Trúc là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Ninh Thuận. Điểm nhấn của nơi này chính là nét văn hóa độc đáo được thể hiện sinh động qua các lễ hội truyền thống cũng như trong đời sống thường ngày. Đặc biệt, đây chính là nơi đang lưu giữ nét tinh hoa trong nghệ thuật làm gốm đạt mức đỉnh cao sau hàng trăm năm tồn tại.

Làng hiện thuộc địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 12km. Để di chuyển đến đây, bạn có thể sử dụng các phương tiện thông dụng đường bộ như taxi, xe máy, xe ô tô riêng hay dịch vụ xe tham quan Ninh Thuận với mức giá tốt nhất. Về cung đường di chuyển thì bàn hoàn toàn yên tâm về ứng dụng chỉ đường của google map dưới đây.

Theo lời kể từ các nghệ nhân thâm niên, nghề gốm làng Bàu Trúc đã có từ xa xưa. Tổ nghề khai sáng chính là Poklong Chanh, một người thân cận bên vua Poklong Garai. Trong bước đường theo chân vua chinh chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, Po Klong Chanh luôn hết hết mình trung thành cũng như tận tâm giúp dân an cư lạc nghiệp. 

Trải qua bao thời kỳ lịch sử, đến nay nghề gốm được con cháu kế thừa và phát huy rực rỡ. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng cho đồng bào Chăm nơi đây, yếu tố này càng làm người dân phấn khích để họ thi đua làm ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

[…Từ cách làm gốm truyền thống đến một tinh hoa của nghệ thuật đạt mức đỉnh cao…]

Khác với nhiều nghề gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Thanh Hà (Quảng Nam), Minh Long (Bình Dương), … Nghề gốm của người Chăm làng Bàu Trúc Ninh Thuận khi làm không dùng bàn xoay mà sẽ để đất sét cố định trên bệ đỡ cố định của cái lu, cái chung rồi đi xung quanh và dùng đôi bàn tay của mình để tạo tác hình thù gốm.

Đây là cách làm nguyên bản không thay đổi từ xưa đến nay. Và tính đến thời điểm hiện tại, không một làng nghề gốm nào ở Việt Nam có cách làm này ngoài làng gốm Chăm Bàu Trúc. 

Gốm Chăm Bàu Trúc Ninh Thuận
Gốm Chăm Bàu Trúc Ninh Thuận

Cùng với cách làm, nguyên liệu đất sét tạo ra sản phẩm cũng hết sức đặc biệt. Cụ thể, đất sét làm gốm được lấy từ cách đồng “Hamu Trok” bên bờ sông Cái. Có thể nói, đất sét trên cánh đồng “Hamu Trok” là thứ mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất quanh năm khô hạn này. 

Đất sét lấy từ ngoài cánh đồng vào sẽ được trộn với cát theo tỉ lệ thích hợp để nhằm cho ra nguyên liệu tốt nhất có thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chia sẻ từ các nghệ nhân của làng, chỉ có thứ đất sét đặc biệt mới có thể trộn với cát. Quan trọng hơn, cát được trộn phải là cát mịn có độ kết dính cao để khi làm sản phẩm phô ra hết nét đặc trưng của mình.

[…nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc Ninh Thuận …]

Sau quá trình tạo tác sản phẩm với nhiều giai đoạn khác nhau. Gốm khi hoàn thành sẽ được trang trí nhiều hoa văn sinh động, để khô và đem nung lộ thiên.

Nói về nung lộ thiên, thì đây cũng là điều đặc biệt để tạo nên sự khác biệt cho gốm Bàu Trúc. Cách nung được chú trọng từng bước một, từ việc chất các sản phẩm đè lên nhau, dùng rơm, rạ, củi nung đến việc thực hiện nghi thức, chọn người nung đều phải theo phong tục có từ xưa. Điều này thể hiện rõ nét tâm linh trong đời sống tín ngưỡng văn hóa của cộng đồng Chăm theo Bàlamôn giáo.

Cận cảnh làm gốm Chăm truyền thống của làng Bàu Trúc Ninh Thuận
Cận cảnh làm gốm Chăm truyền thống của làng Bàu Trúc Ninh Thuận

Có một điều thấy rõ trong tất cả sản phẩm gốm dùng trong trưng bày là không dùng men để trang trí, mà thay vào đó chính là những loại nhựa cây rừng. 

Gốm sau khi làm xong sẽ được nghệ nhận tạo hoa văn
Gốm sau khi làm xong sẽ được nghệ nhận tạo hoa văn

Cụ thể, gốm sau quá trình nung lộ thiên với nhiệt độ từ 5.000 C – 6.000 C sẽ  lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ nữa. Bằng những yếu tố này, mà gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất đẹp mắt. Đây chính là lí do vì sao mà khi quan xác sản phẩm gốm Bàu Trúc ta có thể thấy rõ vẻ lung linh của nền văn hóa Chămpa cổ xưa.

Nung gốm ngoài trời [nung lộ thiên]
Nung gốm ngoài trời [nung lộ thiên]
 Đáng nói hơn, mỗi sản phẩm làm ra đều có nét riêng không trùng lẫn với sản phẩm nào dù nung chung một ngọn lửa. Đây chính là yếu tố quan trọng để nghề làm gốm của người Chăm nổi tiếng, vang xa.

Gốm sau quá trình nung
Gốm sau quá trình nung

Từ những công đoạn trong việc chọn nguyên liệu và cách làm hoàn toàn theo nguyên bản. Có thể thấy, gốm Bàu Trúc sau hơn 800 năm hình thành luôn giữ cho mình một nét riêng đặc biệt. Một nét truyền thống không sử dụng đến các công cụ hỗ trợ hiện đại mà hoàn toàn từ óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Đó được quý như một tinh hoa đạt mức đỉnh cao trong nghệ thuật làm gốm.

 […Giỗ tổ nghề gốm Poklong Chanh – Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của đồng bào…]

Đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo nói chung và cộng đồng Chăm làng Bàu Trúc nói riêng sở hữu một kho tàng lễ hội, tín ngưỡng độc đáo. Giỗ tổ nghề gốm Po Klong Chanh là một trong số đó. 

Thể hiện cho điều này, để ghi nhớ công ơn to lớn của ngài, hàng năm cứ đến ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch (lịch Dương rơi vào tháng 1), đồng bào cùng nhau mua sắm lễ vật, quét dọn sạch sẽ đền thờ Po Klong Chang cách làng khoảng 2km về hướng Tây Bắc để thực hiện nhiều nghi thức trang trọng.

Cũng như các lễ hội lớn của người Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo. Lễ tổ nghề gốm Po Klong Chanh sẽ được hội đồng chức sắc, bà bóng, ông chủ đèn, thầy Kò Ke, … cùng những người uy tín trong làng thực lần lượt các nghi thức gồm rước trang phục thần, tắm tượng thần, mặc trang phục, dâng lễ vật, … một cách trang nghiêm, bài bản.

Sau các nghi thức trên đền là nghi thức cúng tổ nghề tại nhà. Tuy nhiên so với trên đền, việc cúng tại nhà đơn giản hơn rất nhiều. Hay nói đúng hơn, tùy theo điều kiện của mỗi nhà mà lễ cúng sẽ được thực hiện khác nhau nhưng không được sơ sài, thiếu trang trọng.

[…Những trải nghiệm hấp dẫn khi đến thăm làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận…]

Đến với làng gốm truyền thống Bàu Trúc tại Ninh Thuận, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một bảo tàng sống động với hàng trăm loại sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau.

Từ những sản phẩm được chế tác theo kiểu dáng đơn sơ, giản dị mà bạn thường gặp cho đến các sản phẩm kỳ công, điêu luyện trên từng đường nét. Tất cả sẽ cho bạn thấy một bức tranh văn hóa tổng thể đầy mãnh liệt đã tồn tại qua hơn 800 năm.

Trải nghiệm làm gốm Chăm truyền thống [Ảnh: Võ Văn Định]
Trải nghiệm làm gốm Chăm truyền thống [Ảnh: Võ Văn Định]
Trong không gian nhẹ nhàng, giản dị của bảo tàng trưng bày hàng ngàn sản phẩm gốm được chế tác trong các khoảng thời gian khác nhau. Những tác phẩm như: bình hoa đủ dáng kiểu, ấm nước, nồi niêu, chum vại… đặc biệt là những tháp tượng mô phỏng các vũ nữ Apsara, thần thánh đậm chất nghệ thuật sẽ là một nguồn cảm hứng bất tận để bạn chiêm ngưỡng và khám phá say mê.

Hào hứng với sản phẩm gốm tự tay mình làm ra [Ảnh: Võ Văn Định]
Hào hứng với sản phẩm gốm tự tay mình làm ra [Ảnh: Võ Văn Định]
Bên cạnh việc chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm độc đáo từ những đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Chăm làng Bàu Trúc. Một điều không thể bỏ qua khi đến đây là được tận mắt xem những nghệ nhân chế tác gốm.

Bằng những đôi đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân sẽ cho bạn thấy tận mắt một nghệ thuật tuyệt hảo trong chế tác nghệ thuật như thế nào. Tuyệt vời hơn, để cảm nhận được sự tinh hoa, bạn có tham gia và tự tay làm cho mình những chiếc gốm đơn giản, tự vẽ hoa văn và thử nung trên lửa… trải nghiệm cảm giác thú vị như một nghệ nhân làm gốm thực thụ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *