Khamphaninhthuan.com – Giá trị văn hóa của cộng đồng Chăm Ahei tại Ninh Thuận không chỉ dừng lại ở kho tàng lễ hội, lễ tục, lễ nghi hay công trình kiến trúc đền tháp. Mà đó còn thể hiện cả về chữ viết, trang phục, làng nghề và tín ngưỡng tôn giáo. Nhắc đến điều này, không thể không nhắc đến một thứ gắn liền trong đời sống tinh thần, đó chính là âm nhạc.

Những bài thánh ca trong lễ hội Kate Chăm Ninh Thuận

Âm nhạc trong văn hóa Chăm là một phạm trù không gian văn hóa rộng lớn. Đó là yếu tố thể hiện nhiều điều về khác khao bình yên trong cuộc sống, vui tươi trong lao động và hạnh phúc trong tình yêu… Không chỉ vậy, âm nhạc còn thể hiện tính liên kết và ngợi ca các anh hùng đã có công với làng xã, dân tộc. Để minh chứng cho điều này, ta có thể thấy rõ nhất trong những giai điệu của các bài thánh ca trong các phần nghi lễ Kate tại các đền tháp.

Trống Ghinăng -nhạc cụ được sử dụng trong các nghi thức và nghi lễ của đồng bào Chăm Ninh Thuận (Ảnh: Jamen Ivan)
Trống Ghinăng -nhạc cụ được sử dụng trong các nghi thức và nghi lễ của đồng bào Chăm Ninh Thuận (Ảnh: Jamen Ivan)

Khác với những ca khúc mà các nghệ sỹ, nhạc sỹ sáng tác trong đời sống văn hóa tinh thần hàng ngày. Những bài thánh ca được sử dụng trong các phần của lễ hội kate là sự thể hiện cho cả một quá trình đúc kết và xây dựng lịch sử. Điều khác biệt trong những bài thánh ca này đều nói về các vị anh hùng, các vị thần thánh đã có công xây dựng nên dân tộc.

Bên cạnh việc sử dụng bài hát để tạo nên tính sinh động cho lễ hội. Các bài thánh ca còn thể hiện một sợi dây kết nối giữa thần thánh và con người. Chính vì thế mà từng lời ca, tiếng hát thể hiện rất rõ tính tôn kính và sùng bái.

Bài thánh ca về thần Siva hát trong phần lễ mở cửa tháp

Mở đầu cho phần lễ mở cửa tháp là bài thánh ca hát về thần Siva, một vị thần được cộng đồng người Chăm Ahei tại Ninh Thuận tín ngưỡng và thờ phụng theo tôn giáo Bà La Môn.

Bài hát được sử dụng trong phần lễ mở cửa tháp được thực hiện sau khi lễ vật cúng xin mở cửa tháp được bày ra gồm: rượu cúng, trầu cau, trứng, nước tắm thần pha trầm hương cùng các hương vị khác.

Buổi lễ sẽ được điều hành bởi thầy Po Adhia và ông Camanei. Trong không khí trang nghiêm, thầy Kadhar hát bài “cầu lễ thần Siva” (Po Ginuer mantri) như sau:

 “Jhaok aia kraong praong, Klah ba marai la ai ngap di yang Po

Mâk jiep ba marai ka Po niam takai, Ni ngap yau nan klau mbang

Kami mbaoh kami pok marai da-a Po,

Kami daluw kami pok marai da-a Po,

Jalan nao bal marai daluw marai, thuek ruik drek di ai”.

“Múc nước sông lớn, đem về tắm thần

Lấy khăn đem đến cho thần lau chân, làm như thế ba lần

Chúng con tự thấy phải tôn xưng thần,

Chúng con phải tôn xưng thần trước tiên,

Đường đi kinh đô thần vẫn đi, thật cảm động”.

Sau khi đọc xong lời cầu nguyện, ông Camanei cầm bình nước tắm thần tạc lên tượng phù điêu thần Po Ginuer Manui (thần Siva) trên vòm cửa chính của tháp.

Tiếp đến, thầy Kadhar kéo đàn Rabap và bà Bajau tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nandin để hát lễ xin mở cửa tháp.

“Cuk [<cuh] dhuk pahuel gihlau,

péh bi-mang vang bitau yang Po Klaong Garai la ayer

cuk dhuk klaong ba ka-mbah hala,

péh bi-mang vang bitau yang Po Klaong Garai la ayer “.

“Đốt bệ xông hương tràm

mở cửa đá tháp thần Po Klaong Garai ayet

đốt bệ trầm con mang mâm trầu lễ,

mở cửa tháp Po Pklaong Garai ayet”.

Kết thúc câu cuối trong bài hát lễ xin mở cửa tháp, đoàn lễ tiến vào tháp. Bà Bajau và ông Camanei bắt đầu mở cửa tháp (péh bi-mbang yang) trong khói hương trầm tỏa ra ngay ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc.

Bài thánh ca Po Klaong Garai trong phần lễ tắm tượng thần

Sau phần diễn ra nghi lễ xin mở cửa tháp là đến phần lễ tắm tượng thần (Manei yang).

Phần lễ tắm tượng thần gồm có các vị thầy Po Adhia, Kadhar, Bajau và Camanei cùng một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Bài lễ được sử dụng trong nghi thức tắm tượng thần đa phần nói về công lao của vị vua Po Pklaong Garai.

Thử trống trước ngày mùa lễ Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Thử trống trước ngày mùa lễ Kate (Ảnh: Jamen Ivan)

“Jhaok aia di kraong, ndua marai manei Po Klaong Garai

Jhaok aia di kraong, klah ba marai manei yang Po Klaong Garai

Mâk jiep niam ka Po njam trik,

Po nao liwik di sap [<siaip] trik daok la ra yet”.

“Múc nước từ sông, đội đến tắm cho thần Po Klaong Garai

Múc nước từ sông, xớt ra đem đến tắm cho thần Po Klaong Garai

Thần đã đi lâu ngày

Khăn lau mồ hôi ở dưới yet”.

Theo như lời bài thánh ca hát về vua Po Klaong Garai được sử dụng trong phần lễ tắm tượng thần. Bài thánh ca tuy ngắn gọn nhưng bao quát đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của vua Po Klaong Garai. Đặc biệt, khi vua băng hà, nhân dân vẫn giữ một lòng tôn kính nhất định và tôn ngài làm thánh về thờ phụng về sau.

Bài hát trong phần lễ mặc trang phục cho thần

Khi lễ tắm thần kết thúc là đến phần lễ mặc trang phục cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát của thầy Kadhar. Lời hát của thầy kadher ca đến đâu thì lễ thứ được thực hiện đến đó.

Bắt đầu nghi thức lễ, đầu tiên trong lời hát của thầy Kadher là lễ mặc váy, áo, khăn đội, thắt dây lưng, mang giày, đội mão… cho vua Po Klaong Garai. Lời hát trong lễ mặc y phục có nội dung như sau:

“Damây aia lek di cek,

Po Klaong krân jih tanun di aia tagaok manei

Damây aia laik di tuel,

yang Po Pklaong Garai krân talei ka-ing jih tamun di aia tagok manei

Damây aia laik di kraong sa [<bersa],

yang Po Klaong Grai krân cuk aw lita di aia tagok manei”.

“Tiếng nước đổ trên núi,

Po Klaong Garai Garai mặc váy jih tamun ở dưới nước lên tắm

Tiếng thác đổ xuống vịnh sâu,

thần Po Klaong Grai mặc dây lưng jih tamun ở dưới nước lên tắm

Tiếng thác đổ xuống sông lớn,

thần Po Klaong Garai mặc áo lita ở dưới nước lên tắm”.

Những bài thánh ca hát về các vị thần trong phần Đại lễ

Phần lễ cuối cùng tại đền tháp là Đại lễ. Đại lễ bắt đầu là lúc thầy Po Adhia làm chủ điều khiển nghi lễ, Bajau dâng lễ vật, thầy Kadhar kéo đàn rabap hát mời các vị thần về dự lễ.

Theo như truyền lại, thì phần đại lễ mời hơn 50 vị thần về dự lễ. Mỗi vị thần là gắn với một bài hát ca ngợi về công lao với dân với nước. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là những bài hát về các vị thần như: Nữ thần Po Ina Nagar, thần Po Klaong Garai, Po Bia, Po Romé.

Hát về nữ thần Po Ina Nagar

“Mang kal ka pajiéng tanâh pajiéng likau,

mâng pajiéng likau yang Po Ina Nagar

Mang kal ka pajiéng tanâh pajiéng tuai,

mâng pajiéng padai yang Po Ina Nagar

Mang kal ka pajiéng tanâh pajiéng drei,

mâng pajiéng yang Po Ina Nagar”.

“Từ thủa xưa sinh ra đất trời tôi

Sinh ra tôi thần Pô Ina Nagar

Từ thủa xa xưa sinh ra đất sinh ra tuai,

Sinh ra lúa thần Pô Ina Nagar

Từ thủa xa xưa sinh ra đất sinh ra mình,

Sinh ra nữ thần Pô Ina Nagar”.

Hát về thần Po Klaong Garai

“Tuk sua tuk dua, Po Pklaong madeh paliéng [<Maliéng] kaya ayet

Tuk dua tuk klu, Po Klaong madeh paliéng kaya ayet

Po Lkaong trun nao ngap ja-ndang, paliéng thak kraong paliéng bitau

Ubih buel jek o ka pabek kraong sa [<bera] di krâh cek

Paliéng di krâh nang mâng bhap bini paok paliéng patao

Daok ngaok saban (paban)”.

“Vào canh một, canh hai, Po Klaong Garai thức dậy hưởng lễ vật

Vào canh hai, canh ba, Po Klaong Garai thực dậy hưởng lễ vật ayet

Po Klaong Garai đan tre đóng cột, lấy đá ngăn sông

Tất cả dân Kinh chưa biết ngăn sông giữa núi,

Sinh ra ở giữa, dân làng tôn vinh ngài làm vua

ngồi trên bệ thờ”.

Hát về thần Po Bia

“Mâng klam saong liteh halaw halaw, gem di canaw Bia Binân

Mâng klam saong liteh wei wei, gem di takai Bia Binân”.

“Đêm tối mờ mờ đến, dính vào bùa phép Bia Binân

Đêm tối mờ mờ đi, dính vào chân Bia Binân”.

Hát về thần Po Sah

Po Sah nagar dua, dua drei anak ala sah dua baoh bi-mbang

Po Sah nagar klau dua,

dua drei anak karraw deng dua bi-mbang.

Thần Po Sah xứ sở hai, hai con rắn vắt ngang hai cửa

Thần Po Sah có xứ sở hai, ba

Có hai con chim bồ câu đứng hai bên cửa”.

Múa vạt truyền thống trong mùa lễ Kate truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Múa vạt truyền thống trong mùa lễ Kate truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)

Hát về thần po Romé

“Pabek binâk krah aia pagah harek, Po Romé pabek,

Pabek binâk aia krân tamâ, Ka bhap bini ngap hamu.

Aia praong taleh binâk, kau peng hamiit adam blek bitaw [<batau]

Aia pagal kraong dua gah, adam blek drei di gilai

Po Bia tok aia manei li-an, ndih drei klam rawek pasang”.

“Đắp đập dọn cỏ con nước về, Po Romé đắp đập

Đắp đập nước chảy về, cho dân làng làm ruộng.

Nước lớn đập vỡ, tôi (Po Romé) nghe trai làng lật đá.

Nước chảy ngang thành hai nhánh sông, trai tráng trở mình trên thuyền

Hoàng hậu lấy nước tắm lạnh, đau mình đêm ngủ sờ chồng”.

Hát về hoàng hậu (Po Bia)

“Ni Po Bia Than Can [<Sucan], Than Cih [<Sucih], Than Yang,

Klau Po Bia papaoh [<mapaoh] gep di mblang, yua [<kayau] Po Romésiam likei

Ni Po Bia Than Can, Than Cih, Than Yang

klau Po Bia klak drei di mblang gheh yauyang herei”.

“Đây Hoàng hậu Thanh Can, Thanh Cih, Than Yang,

ba hoàng hậu gây lộn giữa sân chỉ vì thần Po Ramé đẹp trai

Đây Hoàng hậu Thanh Can, Thanh Cih, Than Yang,

ba Hoàng hậu ngồi giữa sân đẹp như thần mặt trời”.

Hát về thần Po Klaong Karat

“Hajan lek di cék halaw halaw, Pathak aw li-aw Po Klaong Karat

Hajan lek di cék brai brai, Pathak aw mrai Po Klaong Karat

Hajan lek di craok rabat, Po Klaong Karat ba bia manei”.

“Mưa rơi đến từ núi nguồn, ước áo Li-aw Po Klaong Karat

Mưa rơi trên núi rào rào, ước ảo vài Po Klaong Karat

Mưa rơi xuống suối rừng, Po Klaong Karat đưa hoàng hậu xuống tắm”.

Hát về thần Cey Thun

“Urang dreh Cey Tathun, thei oh siam hatai dreh Cey Tathun

Cey dik aseh buh krâng kaman,

Mâh gron di baok aseh

Cey ndik aseh rah cék,

Khan jih ganreh thau ka Cey Tathun”.

“Người giống thần Cei Thun, không ai tốt bụng bằng thần Cei Thun

Thần đi ngựa nang kép mang cương,

Chuông vàng gắn vào mặt ngựa

Thân đi ngựa đi khắp núi,

Thấy cạp váy tài phép là thần Cei Thun”.

Hát về thần Po Dam

“Po Dam ba tiap kabaw ala,

palao wang gruk thu on

Po Dam tiap papuei ala,

patui wang gruk pakwar

Danây papuei lituh di ngaok cék, karuh Po Dam tiap

Danây papuei calah di ngaok cék, calah Po Damtiap”.

“Po Dam dẫn săn trâu rừng ở dưới núi,

thả trâu rừng ngồi mừng

Po Dam săn heo rừng ở dưới núi,

Theo đến ngồi chờ tại chuồng

Nghe tiếng hèo gầm trên núi, tiếng la ầm ĩ Po Dam săn heo

Nghe tiếng heo chạy lạc trên núi, lạc bầy Po Đam săn bắt”.

Hát về con chim Tawaw

“Tawaw ndam sa dhab dua drei,

lileh harei pang marai manyi.

Tawaw ndam sad rei du adhan,

lileh bilan pang tawaw manyi.

Tawaw ayet hâ joi manyi,

dalam thun ni sa-ai takrâ mâyut.

Tawaw ayer hâ joi manyi,

dalam bilan ni sa-ai takrâ thu ôn”.

Tawaw đậu một cành hai con,

đã đến ngày nghe tiếng hót đến.

Tawaw đậu môn con hai cành,

đã đến thàng nghe Tawaw hót.

Tawaw ayet! Mày đừng hót,

vào năm nay anh muốn có người yêu.

Vào tháng mới anh có người yêu.

Đội múa của đồng bào Raglai tham gia lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm (Ảnh: Jamen Ivan)
Đội múa của đồng bào Raglai tham gia lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm (Ảnh: Jamen Ivan)

Hát về thần Po Par

“Po Par daok pahuel mâng klam,

deng ndom khim klao.

Yang Po Par daok pak pabah ngaok,

pahuel thak paliéng [<maliéng] di thak”.

“Thần Pô Par ngồi pahuel ban đêm,

vừa đứng vừa nói vừa cười

Thần Pô Par ngồi trên miệng nơi cao,

qua khói thiêng hưởng lễ ở khói”.

“Adei nao Cru dalam hutan,

piek njiem bai ba ka sa-ai

Adei nao Cru liwik,

hadal kaoh raok adin tapai sa-ai.

Juai pajong đi Cru lo ndei,

Pajong di kamei Cru siam binai

Juai pajong di Cru lo ndei,

Pajong di dara Cru siam binai”.

….

“Em đi Chu Ru trong núi rừng,

hái rau nấu canh mang về cho anh

Em đi cùng núi Chu Ru đã lâu,

nhớ chặt ống hút rượu cần cho anh.

Đừng chiều chuộng Chu Ru quá,

chiều chuộng con gái Chu Ru đẹp

Đừng chiều chuộng Chu Ru quá,

chiều chuộng gái Chu Ru đẹp”.

Hát về thần Yang In

“Siam cek mâng siam hutan,

mâng siam aia kraong Yang In sunit

Po ndik cek kau tak la-a,

Pataom mâk ban gap thaik kalang

Ndik cek kau tak krâm,

brei marai guen talei dak paper kalang

Yang In talek pak ngaok,

Deng juak tak haok deng trât klang”.

“Nhiều núi mới có rừng tốt,

Nhiều sông tốt là Yang In có tài phép

Ngài lên núi chặt cây la a,

gom về để làm thân diều.

Lên núi chặt tre,

mua chỉ cuộn dây để làm diều bay

Yang In ngự ở trên cao,

ngài đứng mang giày đẹp thả diều bay”.

Nhìn chung, bất kỳ dân tộc nào cũng đều sở hữu cho mình một kho tàng nghệ thuật quý báu. Quý báu hơn, là những nghệ thuật trong kho tàng đó được bảo tồn và gìn giữ trọn vẹn từ đời này sang đời khác. Và đến khi, những lễ hội, lễ tục truyền thống, những nghệ thuật này lại vang lên như những bản trường ca thú vị đầy sinh động.

Sẽ chẳng được mấy khi mà bất kỳ ai có thể nghe được những âm hưởng rộn vang trong các bài thánh ca đầy cộng hưởng của người Chăm. Bởi lẽ, những bài thánh ca tôn vinh những vị thần, vị thánh này chỉ được dùng trong các lễ hội và lễ tục quan trọng. Chính vì thế mà, một dịp được tham dự lễ hội Kate và được nghe những câu hát trong hệ thống bài thánh ca quả thật là một điều thật hạnh phúc.

Blogger Kafin

Ảnh: Jamen Ivan

Nguồn: Tổng hợp từ sách “Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê bình”  của tác giả Phan Văn Món

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *