Biên niên sử Hoàng Gia Chàm là bộ sử liệu ghi chép sơ lược tiến trình trị vì Champa của các vua từ năm 1000 đến năm 1822. Cùng với những bia ký, văn bản và nhiều thư tịch cổ khác còn sót lại đến ngày này. Có thể nói, nội dung trong Biên niên sử Hoàng Gia Chàm là tư liệu quý giá để tra khảo, nghiên cứu và xác định thời kỳ trị vị của các vua Chăm trong khoảng thời gian nói trên.
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Tổng hợp chùm tour Ninh Thuận GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
Và để hiểu hơn về “Biên niên sử Hoàng Gia Chàm”, theo ghi chép trong cuốn “Lược sử Dân tộc Chàm” của tác giả Bohamide & Dorohiem, Khám phá Ninh Thuận xin được trích dẫn, giới thiệu các nội dung liên quan đến quý bạn đọc qua các bài viết dưới đây.
Phần 1: Những ghi chép từ THƯ TỊCH CỔ
Biên niên sử Hoàng Gia Chàm: Nguyên văn dịch từ Thư Tịch Cổ
Năm con Chuột, Pô Âu-loah từ cõi trên xuống làm Vua Vương Quốc Chàm trì vị được ba mươi năm tại kinh đô Sri Ba-nưi. Đến năm con Chuột, Pô Âu-loah trở về từ cõi trên, để Pô Nư thuôr-lăk lên ngôi Vua Vương Quốc Chàm cũng trong năm con Chuột, và làm vua trong bốn mươi năm tại Sri Ba-nưi. Đến năm con rồng, Pô Nư-thuôr-lăk trở về trời.
Lại đến Pô Pa-tik lên ngôi Vua Vương Quốc Chàm năm con Rồng, trị vì trong ba mươi chín năm. Xong, Pô Pa-tik rời ngai vàng năm con Ngựa tại Sri Ba-nưi. Xong, Pô Su-li-ka lên ngôi Vua Vương Quốc Chàm năm con Ngựa, trị vì ba mươi tám năm rồi rời ngôi năm con Dê, kinh đô vẫn ở Sri Ba-nưi.
Xong, Pô Klong Garai lên ngôi Vua Chàm năm con Trâu tại Sri Ba-nưi, rồi Pô Klong Garai dời đô về Hi-ngâu trị nước trong năm mười lăm năm. Pô Klong Garai trở về cõi trên với luôn thể xác vào năm con Trâu.
Xong, Pô Sri A-la-rang lên ngôi Vua Chàm năm con Trâu, tại ngôi bốn mươi ba năm, rồi Vua Sri A-la-răng rời ngôi năm con Dê cũng tại kinh đô Hi-ngâu đó.
Xong, Chây A-mưk, con của Sri A-la-rang lên kế vị năm con Dê tại băl Hi-ngâu. Rồi Chây A-mưk đi lập Hoàng Cung tại kinh đô A-ngui, trị vì ba mươi lăm năm. Vua Chây A-mưk rời ngôi năm con rắn.
Lại đến Pô Đê-ba-ta Thuôr một người lạ lên ngôi Vua Chàm năm con Rắn tại kinh đô A-ngui, trị nước hai mươi sáu năm và rời ngôi năm con Ngựa.
Xong, Pô Pa-tăl Thuôr, em cùng mẹ với Vua Pô Đê-ba-ta Thuôr lên ngôi năm con Ngựa tại băl A-ngui, trong bốn mươi năm và rời ngôi năm con Trâu.
Lại đến Pô Đa-ri-chanh tại Vương Quốc Chàm là người lạ, không có bà con gì với Pô Binh-Thuôr cả, lên ngôi năm con Trâu, trị nước tại băl A-ngui, trong hai mươi lăm năm, rồi vua Pô Đa-ri-chanh rời ngôi vào năm con Trâu.
Chưa có Vua kế ngôi, thì có giặc giã lại xâm nhiễu A-ngui. Người dân Chàm đã thiên đô về Phan Rang. Thời gian là ba mươi bảy năm.
Lại đến Pô Ka Thit, con của Vua Pa-ri-chanh lên ngôi năm con Trâu, trị vì tại Thành lũy Bat-thit-nưng trong hai mươi tám năm, rồi Pô Ka-Thit rời ngôi năm con Rồng.
Lại đến Pô Ku-nrah, con của Pô Ka-Thit lên ngôi năm con Rồng tại Thành Bat-thi-nưng, trị nước trong ba mươi lăm năm. Pô Ku-brah rời ngôi vào năm con Cọp.
Lại đến Pô Ka-Bih, em một mẹ với Ku-brah lên ngôi năm con Cọp tại thành Bat-thi-nưng trị vị ba mươi bảy năm, rồi Pô Ka Bih rời ngôi vào năm con Cọp.
Lại đến Pô Ka-rut-drăk con của Pô Ka-Bih lên ngôi năm con Cọp tại Thành Bat-thi-nưng trong bảy năm. Xong, Pô Ka-rut drăk rời ngôi năm con Khỉ.
Sau đó, trong Vương Quốc Chàm, Pô Mưng-hê-su răk một người lạ, không có bà con với Pô Ka-rut-drăk lên ngôi năm con Khỉ tại thành Bat-thi-nưng, trị vì sáu năm rồi xuống ngôi vào năm con Trâu.
Xong, Pô Ka-nư-rai, em một mẹ với Mưng-hê-su-răk lên ngôi năm con Trâu tại thành Bat-thi-nưng, trị vì trong mười ba năm, rồi Pô Ka-nư-rai rời ngôi năm con Trâu.
Lại đến Pô At, cháu của Pô Ka-nư-rai (cha Pô At và Pô Ka-nư-rai là anh em một mẹ khác cha) tuổi con Chuột lên ngôi năm con Trâu, cho cất một Hoàng Cung và ở ngoài vòng thành Bat-thi-nưng, trị nước trong hai mươi bảy năm, rồi Pô At xuống ngôi năm con Thỏ.
Lại đến Pô Klong Hl’lâu tuổi con Gà, chỉ là người lạ không thuộc dòng họ Pô At, lên ngôi năm con Thỏ, tại băl Pa-rang trị nước hai mươi năm, rồi Po Klong H’lâu rời ngôi năm con Thỏ.
Lại đến Pô Nit, tuổi con Dê, con của Pô Klong H’lâu lên ngôi năm con Thỏ tại băl Pa-Rang trị nước mười một năm rồi Pô Nit rời ngôi năm con Trâu.
Lại đến Pô Jai-pa-rang, tuổi con Chó, là em một mẹ với Pô Nit, lên ngôi năm con Trâu, trị nước sáu năm rồi Pô Jai-pa-rang rời ngôi năm con Ngựa.
Lại đến Pô Êh-Khang, con của Pô Ja-pa-rang, tuổi con Chuột, lên ngôi năm con Ngựa tại Pa-Rang, trị vì năm năm, rời ngôi năm con Chó.
Xong, Pô Mưh-ta-ha, tuổi con Dê, chỉ là một người lạ, lên ngôi năm con Chó tại Pa-Rang, trị nước được sáu năm rồi Pô Mư-ta-ha rời ngôi năm con Thỏ.
Lại đến Pô Ro-mê, tuổi con Rắn, rể của Pô Mư-ta-ha, lên ngôi năm con Thỏ, kiến tạo nên một đô thị tại kinh đô Pa-Rang, trị vị hai mươi lăm năm và rồi ngôi năm con Thỏ. Xong Pô Nrop, tuổi con Trâu, em một mẹ với Pô Rô-mê lên ngôi năm con Rồng tại Pa-Rang, trị nước một năm, rời ngôi năm con Rắn.
Xong, Pô Phik-ti-rai đa pa-ghuh, tuổi con Gà, rể của Pô Rô-mê, được vua Yôn ban sắc, lên ngôi năm con Ngựa tại Pa-rang, trị vì được 4 năm, rời ngôi năm con Gà.
Xong, Pô Ja-ta-mưh, rể của Pô Phik-ti-rai đa pa-ghuh được vua Yuôn ban sắc, năm con Gà với tước “Đề Đốc Đại Tướng Quân). Cai trị đất nước Chàm trong hai mươi năm. Rồi vua Yuôn lại tấn phong Pô Thot, tuổi con Dê, con của Pô Phik-ti-rai đa pa-ghuh, vào năm con Heo, lên ngôi năm con Chuột tại Pa-Rang trị nước ba mươi năm, rời ngôi năm con Khỉ, còn 3 vị nữa.
Lại đến Pô Săk-ti-rai đa pa-tih, tuổi con Chuột, em một mẹ với Pô Thot, được vua Yuôn tấn phong năm con Heo, lên ngôi năm con Chuột tại Pa-Rang, trị nước ba mươi hai năm, rời ngôi năm con Dê.
Xong, Pô Ga-nủh đa pa-tih, tuổi con Trâu, cháu của Pô Săk-ti-rai được vua Yuôn tấn phong năm con Khỉ tại Pa-Rang, trị nước được ba năm, rời ngôi năm con Chó.
Lại đến Pô Thut-ti-rai đa pa-tih, con của Po Thot được Vua Yuôn ban chức “Khâm lý bình” năm con Heo, trị nước được một năm rồi dời ngôi năm con Chuột. Tiếp đó, Pô Rat-ti-rai đa pa-tih tuổi con Rồng, cháu Rat-ti-rai-da pa-tih, được Vua Việt tấn phong năm con Chuột, lên ngôi năm con Thỏ tại Pa-Rang, trị vì hai mươi chín năm và rời ngôi vua năm con Dê.
Xong, Pô Ta-thun đa mưh-rai, tuổi con Thỏ, con của Pô “Khâm lý bình”, Vua Yuôn tấn phong năm con Gà, đến năm con Chuột thì lên ngôi tại Phan-Rang, trị nước mười ba năm, rời ngôi năm con Chuột.
Xong, Pô Ti-phun ti-rai đa pa-rang, tuổi con Chó, chỉ là người lạ (đối với dòng vua trước), Vua Yuôn tấn phong năm con Chuột “nổi danh” một năm và thoát đi vào năm con Trâu. Liên đến, Chây Kây Brây, tuổi con Gà, con của Pô Ti-thun ti-rai đa pa-phủh, Vua Nhạc (Nguyễn Nhạc Tây Sơn) tấn phong năm con Thỏ thành “chương” cai trị nước Chàm được bốn năm, rời ngôi năm con Ngựa.
Xong, Vua Nhạc chuyền ngôi cho Pô Ti-thun ti-rai đa Pa-rang năm con Ngựa, làm quan Chưởng, cầm quyền sứ Chàm được tám năm. Sau đó, vua bắt đem đi Đồng Nai năm con Trâu.
Xong, Pô La-Thuôr pa-phủh, tuổi con Rắn, chỉ là con dân giả, Vua Yuôn bỏ chức “Chương” năm con Trâu, cầm quyền nước Chàm bảy năm, rồi rời ngôi năm con Dê. Xong, vua tấn phong Pô Chơn, năm con Dê, trị vì tại Phan-Rang hai mươi năm, rồi ngôi năm con Ngựa.
Những nhận định của E.Aymonier về tiến trình các vua Chăm trong Biên niên sử Hoàng gia Chàm
Thông qua những ghi chép cụ thể trong Biên niên sử, nhà nghiên cứu E.Aymonier đã nhận định Pô Chơn, là vị vua cuối cùng của người Chăm. Ông đã rời bỏ Phan Rang và lưu vong lưu vong sang Cam-Bốt (Campuchia). Nhận định này được so chiếu vào niên hiệu các triều vua Tây Lịch, đặc biệt căn cứ vào thời điểm vua Minh Mạng lên ngôi vào năm 1819.
Cũng theo ghi chép từ Biên niên sử Hoàng gia Chàm: “Pô Chơn rời ngôi vào năm con Ngựa”. Điều này nếu tính vào Tây Lịch thì năm 1822 là năm con Ngựa, nhầm 3 năm sau khi Minh Mệnh lên ngôi.
Lấy năm 1822 kể trên làm tiêu chuẩn, E.Aymonier đã theo thời gian các Triều Vua ghi trong Biên Niên Sử để tính ngược lại cho đến Triều Vua đầu là Pô Âu-loah khởi đầu vào năm 1000.
Cũng theo Biên niên sử, nếu tính từ lúc vua Âu-loah lên trị vì cho đến thời vua Pô Chơn là tám trăm ba mươi ba năm. Qua đây cũng cho thấy, người Chăm cũng dùng mười hai con giáp để chỉ định các niên lịch: Chuột – Trâu – Cọp – Thỏ – Rồng – Rắn – Ngựa – Dê – Khỉ – Gà – Chó – Heo (khác người Việt thay một con giáp: con Thỏ thay vì con Mèo).
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau cùng của Vương Quốc, người Chăm không còn dùng niên lịch Ca-ka nguyên thủy nữa. (Theo niên lịch ca-ka, năm 1 của người Chàm tương ứng với năm 78 của Tây Lịch).
Nguồn: “Lược sử Dân tộc Chàm”, Bohamide & Dorohiem.