Công nữ Ngọc Vạn là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp Chey Chetta II, trở thành vương hậu của nước Chân Lạp.
Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp để chúa Nguyễn có thể dồn lực lượng tập trung đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đồng thời, cuộc hôn nhân cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt chinh phục phương Nam. Đây là kế sách giao bang yên hòa hợp thời của chúa Nguyễn.
- Xem thêm: Chùm tour Ninh Thuận CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
Vài nét về chùa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Công nữ Ngọc Vạn
Nguyễn Phúc Nguyên, là con thứ 6 của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và là vị chúa thứ 2 trong chín chúa đời chúa Nguyễn. Ông sinh năm 1613 và mất năm 1635, ở ngôi chúa 22 năm, thọ 73 tuổi, truyền ngôi cho con thứ 2 là Nguyễn Phúc Lan. Sau triều đình Nguyễn truy tôn là Hy Tông Hiến Văn Hoàng Đế.
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên có 11 công tử và 5 công nữ. Trong số đó, có công nữ Ngọc Vạn nổi tiếng là người có vẻ đẹp “sắc nước hương trời”. Tuy nhiên, đáng tiếc công nữ Ngọc Vạn lại không được sử sách nhà Nguyễn nhắc đến mặc dù công lao Ngọc Vạn sau khi trở thành dâu đất Chân Lạp rất lớn trong việc khai khẩn vùng đất Gia Định – Đồng Nai để mở mang đất Đại Việt. Nhưng có lẽ vì thế, đến nay, những câu chuyện vòng quanh hành trình trở thành Vương hậu Chân Lạp của công nữ Ngọc Vạn luôn có sức hút nhất định.
Sử kể, công nữ Ngọc Vạn vốn nổi tiếng là người con gái tài sắc vẹn tròn. Trước khi lấy chồng, nàng đã hứa hôn cùng chàng trai trẻ tuấn tú, văn võ song toàn là Trần Đình Huy, con trai của một dòng dõi anh hùng hào kiệt, gần gũi với nhà chúa Nguyễn.
Công nữ Ngọc Vạn và cuộc hôn nhân mang tính lịch sử
Hồi đó Quốc vương của đất Chân Lạp là Chey Chetta II. Trong mối quan hệ giữa Xiêm La và Chân Lạp, mỗi khi một vị hoàng tử nào muốn kế vị vua cha đều phải sang Xiêm La làm con tin. Vì thế trước khi được phong vương kê vị vua cha, hoàng tử Chey Chetta II phải sang Xiêm làm con tin một thời gian. Hết thời gian này, Chey Chetta II trở về nước và lên ngôi. Chàng lên ngôi vua vào năm 1619.
Chey Chetta II vốn là người thông minh, quyết đoán, sau khi lên ngôi, ông đã cho thay đổi những gì do người Xiêm quy định để ràng buộc Chân Lạp nhằm thoát khỏi sự ràng buộc Chân Lạp nhằm thoát khỏi sự ràng buộc, kiểm soát của Xiêm La đối với Chân Lạp trước kia. Cụ thể, Chey Chetta II cho dời đô về Oudong thuộc tỉnh Kompong Luông.
Sự thay đổi này của Chey Chetta II khiến người Xiêm rất tức giận. Người Xiêm đã 2 lần mang quân sang chinh phục, tuy nhiên đều bị đẩy lùi.
Xét thấy tình hình Xiêm La thường xuyên mang quân sang quấy rối. Chey Chetta II cần có một chỗ dựa quân sự chính trị vững chắc cho sự tồn tại của vương triều. Năm 1620, vua Chey Chetta II xin cưới công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên để giao bang.
https://www.youtube.com/watch?v=WLUsyxZEDgI
Ông hy vọng rằng cuộc hôn nhân này sẽ mở rộng mối quan hệ giao bang của 2 nước, cũng đồng thời làm điểm tựa vững mạnh về quân sự, chính trị để đảm bảo cho đất nước mình được hòa bình.
Trước lời thành kính của vua Chey Chetta II. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nhận thấy việc này có lợi cho cả đôi bên nên đã chấp nhận cuộc hôn phối chính trị này. Dù đau lòng trước cảnh tha hương, nhưng vì việc nước mà công nữ Ngọc Vạn đã gác bỏ tình riêng mà kết hôn với vua Chey Chetta II.
Về sự kiện này, trong cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong”, nhà nghiên cứu Phan Khoang có viết rằng: “Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ của chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa. Và chúa Hy Tông có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả con gái cho vua Chân Lạp”.
Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mệnh Chân Lạp sau này. Và hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và mở nhiều nhà hàng buôn bán gần kinh đô.
https://www.youtube.com/watch?v=XGP0FB6eJgI
Những chuyển biến khi công nữ Ngọc Vạn về Chân Lạp
Năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong, yêu cầu được lập sở thuế ở Prey Nokor, tức Sài Gòn ngày nay và đặt ở đây một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta II chấp thuận, và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ giúp chính quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, đã phái một tướng lĩnh đến đóng ở Prey Nokor nữa.
Khi Chey Chetta II mất, vùng đất này từ Prey Nokor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành, tức Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hoa đã có nhiều người Việt đến ở, và khai thác đất đai.
Mặc dù khi cưới Ngọc Vạn, vua Chey Chetta II đã có một chính cung người Chân Lạp, một nhị cung người Lào song bởi vẻ ngoài xinh đẹp, tư chất thông minh lại nết na của Ngọc Vạn nên vua Chey Chetta II vẫn rất yêu quý Ngọc Vạn.
Vua Chey Chetta II phong cho Ngọc Vạn làm vương hậu của Chân Lạp với tước hiệu cao quý là Somdach Prea Peaccayyo dey Preavoreac. Chính vì thế, công nữ Ngọc Vạn còn được gọi là Vương hậu Somdach. Vua Chey Chetta II cũng đã giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp.
Cùng với đó, nhà vua Chey Chetta II cũng ưu đãi cho nhiều người Việt lập hãng xưởng và buôn bán ở gần kinh đô.
Dựa vào mối quan hệ này, đến năm 1623, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm tới kinh đô Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế.
Trong quốc thư, chúa Nguyễn cũng đã yêu cầu vua Chey Chetta II cho lập một đồn thuế ở Prei Kor, chính là thành phố Hồ Chí Minh ngày nay và lập một dinh điền khác ở Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay.
Nhờ những tiếng nói khéo léo của công nữ Ngọc Vạn mà cả hai việc trên đều được vua Chey Chetta II chấp thuận. Cuộc sống của công nữ cũng tưởng vậy mà trôi qua trong sự hạnh phúc, ấm êm. Thế nhưng, sự đời đã xuất hiện những biến cố lớn trong nội cung ập đến.
Chuyện là 8 năm sau khi kết hôn với công nữ Ngọc Vạn, vua Chey Chetta II đã băng hà vào năm 1628. Ngay sau sự kiện này, chính trường Chân Lập trở nên biến động dữ dội vì quyền tranh đoạt ngôi của các hoàng tử cùng cha khác mẹ của nhà vua.
Ban đầu con của Chey Chetta II với công nữ Ngọc Vạn là Chau Ponhea To lên kế vị vua cha theo truyền thống với sự phò tá của người chú là Preáh Outey. Song Chau Ponhea To chỉ mới làm vua được 2 năm thì đã bị người chú Preáh Outey giết chết.
Sau đó, con thứ 2 của Chey Chetta II với công nữ Ngọc Vạn tiếp tục lên ngôi với vương hiệu là Ponhea Nu. Đến năm 1640, vua Ponhea Nu đột ngột băng hà.
Quan phụ chính Preáh Outey liền đưa con mình lên ngôi, xưng là quốc vương Ang Nin I. Ang Non I cũng chỉ làm vua được 2 năm thì bị người con thứ 3 của Chey Chetta II với người vợ Lào là Chau Ponhea Chan hãm hại.
Dựa vào một số người Chăm và người Mã Lai, Chau Ponhea Chan đã giết chết cả Preáh Outey và Ang Non I để giành lại ngôi vua. Sau đó Chau Ponhea Chan cưới một cô gái người Mã Lai làm hoàng hậu và theo đạo Hồi làm cho tình hình càng trở nên phức tạp.
Năm 1658, con của Preáh Putey là So và Ang Tan đã dấy binh chống lại Chau Ponhea Chan nhưng thất bại. Sau đó hai người này tìm đến nương náu bà Ngọc Vạn. Công nữ Ngọc Vạn vốn là người hiền lành song cũng lấy làm bất bình con ghẻ mình lấy vợ người Mã Lai theo Hồi giáo nên khuyên So và Ang Tan cầu cứu chúa Nguyễn, nhờ chúa Nguyễn can thiệp.
Nhận được tin xấu, chúa Nguyễn đã sai phó tướng dinh Trấn Biên là Nguyễn Phước Yến dẫn 3,000 quân đến thành Hưng Phước phá thành rồi tiến vào bắt Chau Ponhea Chan bỏ vào cũi đem về Quảng Bình nạp cho chúa Nguyễn.
Một năm sau khi Chau Ponhea Chan chết, chúa Nguyễn phong cho So làm vua Chân Lạp, hiệu là Batom Reachea. Cũng từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định, Mỗi Xuy, Biên Hòa ngày càng đông.
Ban đầu người Việt sống xen lẫn với người Khmer, khai khẩn đất đai lập ruộng vườn sinh sống. Do những xung đột về tập quán văn hóa, nên dần dần nguời Khmer lánh đi nơi khác, không tranh giành, ngăn trở.
Về phía công nữ Ngọc Vạn, mặc dù sau khi hai người con bị chết cũng như rất nhiều lần thay đổi ngôi báu ở đất Chân Lạp, bà vẫn giữ được ngôi vị Thái hậu. Sau hơn 50 năm sống trong triều đình Chân Lạp, Thái hậu Ngọc Vạn đã theo vua Ang Non làm vua Thủy Chân Lạp tại vùng đất Sài Gòn ngày nay. Cuối đời bà lui về sống ở Bà Rịa. Nơi đây, bà cho lập chùa Gia Lào, núi Chứa Chan, Đồng Nai, rồi ẩn tu cho đến cuối đời.
Có thể thấy rằng, hầu như trong việc giải quyết các sự biến cung đình ở Chân Lạp, từ khi Ngọc Vạn về làm dâu trong hoàng tộc cho đến lúc bà qua đời, Công nữ Ngọc Vạn luôn đóng vai trò quan trọng. Và kết quả mang lại thường có kết quả cho cả hai phía là hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt.
Nguồn: Những ẩn số lịch sử và Văn hóa Việt – Bí sử triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng
Video & ảnh: sưu tầm