Khamphaninhthuan.com – Dựa theo tiến trình và tài liệu lịch sử của Việt Nam thì không có lý do nào để bàn cải “Ninh Thuận trước kia là vùng đất của Champa”. Tuy nhiên, sự Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các triều đại phong kiến đã sáp nhập vùng đất xứ Panduranga xưa vào Đại Việt. Sự Nam tiến và sáp nhập này đã tạo nên một bản đồ hình chữ S thống nhất và độc lập hiện nay sau bao biến cố lịch sử. Và đó là tất cả những gì viết lên lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận ngày nay.
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Tổng hợp chùm tour Ninh Thuận GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
Sơ nét lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận
Để nói về lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận quả là một quá trình dài trong nghiên cứu. Thế nhưng, để có cái nhìn cơ bản về lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận thì có thể bắt đầu qua hai giai đoạn đấu tranh chống Pháp và Mĩ. Bởi lẽ, đây là hai giai đoạn mà tỉnh Ninh Thuận có nhiều thay đổi quan trọng.
Quyết định của toàn quyền Đông Dương Pháp
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử”, ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập tỉnh Phan Rang (tiền thân và tỉnh lỵ của Ninh Thuận ngày nay).
Những đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Phan Rang lúc này là Đạo Ninh Thuận, huyện Anh Phước, huyện Tân Khai, đều được tách ra từ tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, theo quyết định của toàn quyền Đông Dương, Đà Lạt là đại lý hành chính của tỉnh Phan Rang. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm (1901 – 1922), toàn quyền Đông Dương đã có nhiều quyết định thay đổi. Theo đó:
Nghị định ngày 9 tháng 2 năm 1913: tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.
Nghị định ngày 10-5-1914: phân chia địa lý Phan Rang thành hai khu vực: khu vực cho đồng bào thiểu số cư trú (tức huyện Tân Khai) vẫn để trực thuộc tỉnh Bình Thuận, khu vực người Việt và người Chăm cư trú sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa.
Nghị định ngày 5 tháng 7 năm 1992: tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.
Sự thay đổi từ năm 1954 – 1977
Sau những quyết định thay đổi của toàn quyền Đông Dương thời Pháp thuộc. Tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có nhiều thay đổi dưới thời Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Cụ thể, vào năm 1958 tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Tiếp tục đến ngày 6 tháng 4 năm 1960, thì thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.
Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này tỉnh Ninh Thuận cũ có thị xã Phan Rang và 3 huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và An Phước.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, 1 thị xã và 3 huyện của Ninh Thuận hợp nhất thành 2 huyện là huyện An Sơn (thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm) và huyện Ninh Hải mới (thị trấn huyện lỵ Phan Rang).
Tổ chức hành chính sau 1975
Sau khi thủ tướng Chính Phủ ký quyết định chia tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào ngày 26 tháng 12 năm 1991. Tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động ngày 1 tháng 4 năm 1992 với các đơn vị hành chính gồm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn. Tiếp tục sau đó, vào những năm 1992, 2000, 2005, 2007 và 2009, các đơn vị hành chính khác lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động.
Cho đến ngày nay, Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố và 6 huyện. Các đơn vị hành chính có tất cả 65 đơn vị hành chính cấp xã, 15 đơn vị hành chính cấp phường. Cụ thể, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm gồm 15 phường và 1 xã; huyện Ninh Hải gồm 1 thị trấn và 8 xã; huyện Ninh Phước gồm 1 thị trấn và 8 xã; huyện Ninh Sơn gồm 1 thị trấn và 7 xã, huyện Bác Ái có 8 xã, huyện Thuận Bắc có 8 xã và huyện Thuận Nam có 8 xã.